Các hãng cung ứng ‘lách luật’, Mỹ méo miệng
Cụ thể, thỏa thuận thương mại giữa 3 nước Mỹ, Mexico và Canada có một điều khoản được Mỹ cài vào NAFTA là 40% linh kiện cho mỗi xe du lịch lắp ráp tại khu vực này phải tới từ các công nhân có mức lương tối thiểu 16 USD/giờ nếu muốn được miễn thuế nhập khẩu trong khu vực. Mức lương yêu cầu trên nhắm thẳng tới đối tượng công nhân lao động tại Mỹ trong khi chi phí nhân công tại Mexico thấp hơn cột mốc mà Mỹ đề ra đáng kể.
Mục đích của chính quyền tổng thống Trump khi đưa ra điều khoản này là ép các hãng xe đưa dây chuyền sản xuất về nước này thay vì đặt tại Mexico, tuy nhiên giờ chúng lại đang phản tác dụng. Theo Nikkei, hàng loạt các đơn vị cung ứng như Keihin đơn giản là… tăng lương cho công nhân Mexico lên mức trên hay Piolax cũng thực hiện tương tự nhưng có thêm bước sử dụng robot để giảm bớt số lượng nhân công.
Đây quả thực là một đòn giáng mạnh vào tham vọng đưa các dây chuyền cung ứng cũng như sản xuất xe từ Mexico về Mỹ của chính quyền tổng thống Trump đồng thời cũng cho thấy một sự thật phũ phàng rằng các công ty thà tăng lương cho nhân viên còn hơn chuyển dịch sản xuất về quốc gia này.
Một số nguyên nhân khiến các hãng cung ứng lo ngại có thể kể đến như (tạm thời) tình hình an ninh bất ổn cũng như nguy cơ nhân công đòi quyền lợi lớn hơn do mức lương cơ bản trên không thật sự cao so với mặt bằng chung thị trường.
Nếu chính phủ Mỹ quyết định tuyên chiến với các bên “lách luật” theo quan điểm của họ, người chịu thiệt sẽ là người tiêu dùng nước này khi thuế nhập khẩu áp lên linh kiện đồng nghĩa với chi phí sản xuất và sau đó là giá xe tăng, dự kiến trong khoảng 470 tới 2.200 USD mỗi xe xuất xưởng.
Tham khảo: Nikkei, Carscoops
Nguồn : Source link