Kỹ Thuật & Công Nghệ

Đừng chờ tới lúc bàng hoàng khi bị sa thải, không chuẩn bị ngay bây giờ thì bạn sẽ trắng tay


Theo một nghiên cứu của Ipsos, khoảng ⅓ người lao động tại Mỹ đã bị cắt giảm thu nhập trong tuần trước. Khoảng 37% người được khảo sát cũng lo sợ rằng thu nhập sẽ bị ảnh hưởng trong tháng tiếp theo. Tính tới thời điểm hè năm nay, theo Viện chính sách kinh tế, khoảng 14 triệu công việc cũng khó có thể đảm bảo duy trì.

Đứng trước những bước ngoặt lớn sắp tới về thị trường lao động, sự chuyển dịch nhu cầu của người dùng – chúng ta, những người trẻ – phải luôn hiểu rằng, công việc bạn đang có rất có thể sẽ… bay trong 1 tuần nữa, 1 tháng nữa.

Ngoài chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng rằng bạn có thể bị mất việc bất cứ lúc nào, bạn cần có một kế hoạch rõ ràng về việc quản lý chi tiêu, quản lý thu nhập để dù có bị sa thải và ở nhà trong vài tháng, bạn cũng không trắng tay và chìm trong tuyệt vọng.

1. Cắt giảm việc chi tiêu

Điều đầu tiên mà bạn cần làm là đánh giá lại việc chi tiêu và xem xét cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết, ngay bây giờ.

“Hãy lập một kế hoạch chi tiêu thực sự chỉ bao gồm những khoản thiết yếu”, Kumiko Love, cố vấn tài chính và nhà sáng lập của The Budget Mom nhấn mạnh. “Những khoản chi tiêu như mua sắm, ăn uống, du lịch là thứ bạn cần cân nhắc cắt bỏ trong khoảng thời gian này”.

“Bạn cần tính toán kỹ xem với khoản ngân sách eo hẹp khi bị dừng công việc hay cắt giảm lương, bạn có thể duy trì được trong vòng bao lâu. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp hơn và chính xác hơn”, Ande Frazier, cố vấn tài chính và CEO MyWorth chia sẻ. Mọi người có thể cắt giảm những khoản chi như thẻ thành viên gym, cắt giảm các dịch vụ trực tuyến không cần thiết, giảm chi phí giao thông và đặc biệt là giảm việc mua sắm phung phí.

Trong thời điểm này, nhiều người khó có thể duy trì việc tiết kiệm và không đảm bảo được mục tiêu tiết kiệm hàng năm. Tuy nhiên, hãy nhớ việc duy trì cuộc sống hiện tại quan trọng hơn đảm bảo một tương lai ổn định.

2. Lên danh sách ưu tiên khi trả hóa đơn

Theo một nghiên cứu bởi LendingTree, 44% người Mỹ lo lắng không trả được tiền thuê nhà hay các khoản nợ thế chấp trong đại dịch COVID. 23$ lo lắng về việc sẽ vỡ nợ với các khoản vay tín dụng tiêu dùng. Nếu bạn mất việc, bạn sẽ phải rất đắn đo khi đưa ra quyết định hóa đơn nào nên trả trước, hóa đơn nào nên trả sau.

Chính vì vậy, khi thu nhập bị cắt giảm, hãy nhìn lại các khoản chi phí bạn phải trả hàng tháng và cân nhắc kỹ, khoản nào nên là ưu tiên để trả trước.

“Chi phí ăn uống và tiền nhà là các khoản thiết yếu cần được ưu tiên khi ngân sách eo hẹp. Do đó hãy đặt hai khoản này lên trên đầu danh sách ưu tiên của bạn”, Brittney Castro – chuyên gia tài chính chuyên nghiệp tại Mint & Turbo chia sẻ. Castro cũng khuyên bạn nên gọi điện cho các nhà cung cấp dịch vụ (điện thoại, internet, truyền hình cáp, etc) để xem bạn có lựa chọn nào khác tiết kiệm hơn trong thời điểm này không (chọn các gói chi phí thấp hơn, chọn trả sau, trả theo từng tháng…).

“Nếu bạn vẫn đang sử dụng thẻ tín dụng, có thể cân nhắc hủy thẻ tín dụng khi biết mình không thể trả nợ tiêu dùng được. Mức lãi thẻ tín dụng cũng không phải nhỏ đâu”.

3. Giải quyết các khoản nợ

Nói về các khoản nợ, đây là thời điểm bạn có thể thở phào nhẹ nhõm hơn một chút khi nhiều cơ quan chính phủ, các tổ chức tài chính cá nhân đã đưa ra các chính sách trả nợ chậm, giảm lãi suất hay cắt giảm các hình phạt trong trường hợp nộp muộn.

“Nếu thu nhập tiếp tục bị cắt giảm, bước đầu tiên cần làm là tiếp cận với những chủ nợ, các nguồn vay, chủ thuê nhà để thảo luận phương án xin giảm chi phí”, Adrian Nazari, nhà sáng lập Credit Sesame chia sẻ. Những ngày vừa qua, câu chuyện về các chủ nhà cắt giảm tiền thuê nhà cho người lao động, tiền thuê mặt bằng cho các doanh nghiệp sa sút trong thời gian đại dịch làm ấm lòng mạng xã hội. Ai cũng hiểu đây là thời điểm khó khăn cho tất cả mọi người, bạn đừng ngại thử trò chuyện với chủ nhà của mình để xem biết đâu có thể tiết kiệm một chút trong thời gian này.

4. Chuyển nguồn tiền tiết kiệm vào quỹ dự phòng

Đi làm giữa mùa đại dịch: Đừng chờ tới lúc bàng hoàng khi bị sa thải, không chuẩn bị ngay bây giờ thì bạn sẽ trắng tay - Ảnh 1.

Tiết kiệm tiền trong thời điểm này có vẻ như là điều không thực sự khả thi, đặc biệt khi thu nhập của bạn đã bị cắt giảm. Tuy nhiên, những khoản tiền nho nhỏ tiết kiệm được từ việc cắt giảm chi tiêu và trì hoãn trả nợ, bạn có thể chuyển nó vào trong quỹ dự phòng. Trong trường hợp bạn bị sa thải hoàn toàn và tình hình dịch bệnh còn kéo dài hơn, chắc chắn bạn sẽ cần khoản tiền này để chi trả cho cuộc sống khi tìm một công việc mới.

5. Triển khai các hoạt động kết nối, tìm kiếm cơ hội nhiều hơn

Đi làm giữa mùa đại dịch: Đừng chờ tới lúc bàng hoàng khi bị sa thải, không chuẩn bị ngay bây giờ thì bạn sẽ trắng tay - Ảnh 2.

Coronavirus đang thay đổi cả cách chúng ta tìm kiếm cơ hội việc làm. Nếu thị trường tìm việc như một cuộc “đi săn” thì “con mồi” ít nhưng người đi săn lại nhiều. Các công ty cắt giảm chi tiêu, cắt giảm nhân sự nên việc tuyển mới gần như là rất ít. Chính vì vậy, bạn sẽ phải cạnh tranh khốc liệt để có thể đảm bảo có được công việc. Chính vì vậy, việc kết nối, tìm kiếm cơ hội chủ động trong thời điểm này là hết sức quan trọng.

Bạn có thể tích cực hơn trên các nền tảng tìm việc như LinkedIn, nói chuyện với nhiều người làm tuyển dụng, liên lạc với những người bạn trong và ngoài ngành mà bạn biết có thể cơ hội nằm ở đâu đó. Đây là thời điểm khó khăn nên tạm gạt tâm lý e ngại khi chủ động tìm việc hoặc hỏi công khai trên Facebook. Những nguồn mở và mạng xã hội sẽ là nơi để kết nối người có nhu cầu và nhà tuyển dụng. Có thể bạn không biết công việc này nhưng một người bạn của bạn sẽ quen ai đó và giới thiệu. Bạn cũng có thể chủ động gõ cửa nhà tuyển dụng, hỏi xem họ có công việc gì trong thời điểm này không, các công ty cũ mà bạn từng làm tự do hay những đối tác cũ.

Nhiều người chỉ đổ xô đi tìm việc khi mất công việc cũ; đừng nên như vậy, nhất là trong thời điểm này. Hãy tìm cách kết nối nhiều hơn để khi phải nghỉ việc, bạn sẽ không quá lóng ngóng khi không biết nên nói chuyện với ai, tìm ai để có việc.

6. Bắt đầu một công việc phụ

Đi làm giữa mùa đại dịch: Đừng chờ tới lúc bàng hoàng khi bị sa thải, không chuẩn bị ngay bây giờ thì bạn sẽ trắng tay - Ảnh 3.

Thế giới đang thay đổi nhanh chóng trước đại dịch COVID-19. Đã đến lúc bạn không thể phụ thuộc vào một nguồn thu nhập khi đó có thể là con dao hai lưỡi: Nếu công việc bị cắt giảm bây giờ, bạn sẽ không còn chiếc phao cứu sinh nào. “Một trong những cách tốt nhất để đương đầu với tình huống mất việc là bắt đầu một công việc phụ nào đó cho phép bạn kiếm thêm thu nhập để bù đắp cho lúc mất việc chính”, Roy Morrison, chuyên viên chiến lược marketing và phát triển của Meaningful Profits nhấn mạnh.

Có thể công việc phụ sẽ không thể thay thế hoàn toàn công việc chính nhưng đó sẽ là giải pháp cứu cánh trong tình huống nguy cấp, ít nhất là qua thời điểm kinh tế bắt đầu có dấu hiệu suy thoái trong hiện tại. Đừng bao giờ bỏ hết trứng vào một giỏ là câu nói các bạn trẻ nên thực sự quan tâm trong thời điểm này. Có một nguồn thu nhập phụ là cách tốt để bù đắp cho những khoản thâm hụt giữa đại dịch COVID-19.

7. Chuẩn bị hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp

Đi làm giữa mùa đại dịch: Đừng chờ tới lúc bàng hoàng khi bị sa thải, không chuẩn bị ngay bây giờ thì bạn sẽ trắng tay - Ảnh 4.

Trợ cấp thất nghiệp là một khoản tiền cơ bản bạn có thể nhận được nếu công ty đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Tuy không phải số tiền quá lớn nhưng nó cũng phần nào giúp bạn trang trải các chi phí sinh hoạt cơ bản như ăn uống hay tiền nhà.

Đây có lẽ là thời điểm mà nhiều người sẽ cân nhắc tới việc xin trợ cấp thất nghiệp. Chính vì vậy, hãy chuẩn bị xem bạn sẽ cần những gì để hoàn thiện hồ sơ càng sớm càng tốt trước khi tình hình xấu nhất xảy ra. Kể cả bạn vẫn có nguồn thu nhập dự phòng hay tiền tiết kiệm, nộp hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp cũng là điều có thể cân nhắc để tăng thêm nguồn thu mỗi tháng.

Đi làm giữa mùa đại dịch: Đừng chờ tới lúc bàng hoàng khi bị sa thải, không chuẩn bị ngay bây giờ thì bạn sẽ trắng tay - Ảnh 5.



Nguồn : Source link

Tin Liên Quan

Leave a Reply

Back to top button