XM, Santa Fe, Forester mới đều gặp phản ứng gắt từ dân mạng
BMW XM
BMW XM là một trong những thiết kế gây tranh cãi nhất của năm. Chiếc xe bị xem là đưa thiết kế lưới tản nhiệt quả thận khổng lồ lên “đỉnh cao” – lời chế giễu của một vài cư dân mạng. Họ cho rằng thiết kế trên XM trông như thể lỗ mũi thông hơi khổng lồ phía trước xe.
Ngoài ra, đèn pha LED tách rời khá lạ, đèn hậu trông khá lạc lõng… là một vài chỉ trích khác.
Bên cạnh đó, BMW XM còn gây thất vọng bởi khả năng tăng tốc không như ý. Chiếc xe quá nặng. Do đó, dù là mẫu mạnh hàng đầu của BMW (644-748 tùy bản), XM chỉ có thể tăng tốc 0-100 km/h trong 4,1 giây. Thông số này thua những mẫu nhãn M khác có giá rẻ hơn nhiều.
Đây không phải lần đầu hãng xe Đức bị chỉ trích vì thiết kế lưới tản nhiệt khổng lồ. Nhưng BMW sẽ không thay đổi.
Dưới quan điểm của hãng, thiết kế gây tranh cãi sẽ biến những chiếc xe BMW trở thành “trend” khi trở thành đề tài bàn tán. Từ đó tác động đến doanh số. Ông lấy ví dụ chiếc BMW 7-Series E65 do Chris Bangle thiết kế không nhận được đón nhận nồng nhiệt, nhưng lại bán chạy hơn người tiền nhiệm rất phong cách 7-Series E38.
Hyundai Santa Fe
Người tiêu dùng tỏ ra khá bối rối trong việc đánh giá thiết kế của Hyundai Santa Fe 2024. Ấn tượng khi nhìn từ đầu và ngang hông, nhưng “chùng xuống” khi nhìn từ đuôi hất lên.
Thiết kế vuông vức của Hyundai Santa Fe 2024 gợi nhớ đến các mẫu xe của Land Rover. Tuy nhiên, có vẻ ngôn ngữ này không được duy trì từ đầu đến đuôi. Khi nhìn hất từ dưới lên, chiếc xe gây cảm giác có phần cục mịch. Một số người chỉ ra như nhìn vào xe Trung Quốc.
Bên cạnh đó, đèn hậu đặt thấp tạo cảm giác không cân đối càng khiến đuôi xe nhàm chán.
Lý giải về thiết kế hoàn toàn mới, SangYup Lee, giám đốc thiết kế toàn cầu của Hyundai, cho biết đèn hậu đặt thấp để đảm bảo chiều rộng của cửa sau không bị ảnh hưởng, tạo không gian để đồ thoải mái hơn. Điều này cho thấy Hyundai Santa Fe muốn trở thành mẫu xe yêu thích của dân cắm trại.
Toyota Crown
Toyota Crown thế hệ mới bổ sung kiểu xe crossover bên cạnh dáng xe truyền thống. Tuy nhiên, đó là một sự “crossover hóa” không hoàn toàn. Báo chí Mỹ gọi đó là dáng “crossover sedan”.
Không có nhiều mẫu xe sở hữu thiết kế như vậy. Một vài cái tên kể ra có AMC Eagle 4×4, Polestar 2 chạy điện… Những mẫu xe này đều có bánh to, khung gầm cao như SUV, nhưng thân xe sedan, và không có cửa sập.
Cốp cũng là một điểm gây tranh cãi trên Crown mới. Cốp ngăn với cabin bằng vách nửa vời. Do đó không hoàn toàn là một không gian độc lập như sedan, nhưng lại cũng không liền mạch với cabin như của crossover.
Lý giải về thiết kế này, Toyota cho biết hãng muốn giới thiệu một chiếc crossover có hiệu suất của sedan. Điều này được kỳ vọng sẽ thu hút người dùng trẻ.
Nhưng có vẻ người Mỹ không quá chuộng một chiếc crossover không có cửa sập. Theo trang thống kê Good Car Bad Car, doanh số tính đến hết quý III-2023 ở Mỹ chỉ đạt 6.899 chiếc, kém rất xa Camry (67.233 xe).
Subaru Forester
Subaru Forester lại gây tranh cãi theo kiểu khác. Mẫu 2025 bị chỉ trích là quá giống Ford Explorer. Ngoài ra, phần hông còn gợi liên tưởng nhẹ đến Toyota RAV4.
Subaru Forester 2025 (trái) dễ bị nhầm thành Ford Explorer (phải). Ảnh: Subaru/Car and Driver
Sau khi hình ảnh Subaru Forester 2025 được chia sẻ lên Instagram, cư dân mạng phản ứng dữ dội. Họ cho rằng hãng đang quảng cáo cho… Ford Explorer.
Bill Stokes, giám đốc kế hoạch dòng xe (trong đó có Forester 2025), cho biết các bản Forester trước kia không đủ tinh tế. Do đó, hãng kỳ vọng sẽ thay đổi này sẽ giúp xe có doanh số tốt hơn.
Tesla Cybertruck
Ông chủ Tesla Elon Musk là một người gây tranh cãi. Do đó, Tesla Cybertruck cũng là một chiếc xe gây tranh cãi, ngay từ khi mới chỉ ở dạng ý tưởng.
Thiết kế Tesla Cybertruck gây tranh cãi đến mức nhân viên Tesla còn tự làm ra một chiếc Cybertruck của riêng mình (nhưng hình ảnh chiếc xe này không bị rò rỉ ra). Nhà thiết kế chính của Tesla, Franz von Holzhausen, đã tiết lộ điều này với Walter Isaacson, người viết cuốn sách tiểu sử về Elon Musk.
Bên cạnh đó, khả năng off-road của chiếc xe bị hoài nghi sau khi hình ảnh một chiếc Cybertruck bị mắc kẹt khi leo dốc tuyết. Cuối cùng, bán tải Tesla phải nhờ bán tải Ford hỗ trợ.
Một vấn đề gây tranh cãi khác là Elon Musk quyết định áp dụng chính sách cấm chủ xe bán lại trong vòng một năm đầu sở hữu. Nếu không sẽ bị phạt 50.000 USD.
Tesla đã rút lại điều khoản vô lý này sau khi bị chỉ trích dữ dội. Nhưng có thông tin cho rằng hãng sẽ đưa điều khoản này trở lại.
Nguồn : Source link