Những chiếc xe “vô duyên” giữa giờ cao điểm khiến người đi đường “tức ói máu”


Trên một cung đường ngắn, PV đã ghi nhận không ít tình huống những chiếc ô tô chình ình ngay dưới lòng đường khiến giao thông kẹt cứng. Đáng nói, các tình huống này diễn ra ngay vào giờ cao điểm.

Những tình huống khiến giao thông kẹt cứng giữa giờ cao điểm

Ví dụ như tình huống trên đường Tôn Đức Thắng đoạn đầu ngã 5 Ô Chợ Dừa mới đây chúng tôi bắt gặp, chiếc xe ô tô bật tín hiệu khẩn cấp ngay dưới lòng đường (dù đây là nút giao thông có mật độ đông và là giờ cao điểm), tài xế vẫn ung dung chờ đợi một vài người thân đang ở trong cửa hàng gần đó.

Hay, tại phố Thành Công, chúng tôi cũng nghi nhận một bên là chiếc xe đỗ ½ lên vỉa hè, chủ xe đã cụp gương lại, cho thấy đây là chiếc xe không chỉ là đang “tạm dừng”. Còn một bên đối diện ở chiều ngược lại là chiếc xe khác đỗ trên vỉa hè, chiếm hoàn toàn lối đi bộ.

“Thật sự không thể hiểu họ nghĩ gì, vào giờ cao điểm thế này có biết bao nhiêu phương tiện xếp hàng dài, xe máy quay đầu. Vậy mà, nếu có ai sơ ý va quệt vào xước sơn xe của họ thì sẽ bị đền oan”, người đi đường bức xúc.

Cổng BV Bạch Mai (đường Phương Mai) nếu có bệnh nhân cứu thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng – Dù tại đây có biển cấm dừng đỗ

Cũng tương tự, trong phố Giáp Nhất, dù đường hẹp, giờ cao điểm, mặc cho nhiều người ở hai đầu ngõ đang ngửi khói và bụi. Nhưng chiếc xe ô tô bán tải vẫn vô tư dừng lại xếp hàng hóa lên xe, còn một bên là chiếc xe khác bật xi nhan bên phải rồi đứng im bất động, ở giữa không thể đủ khoảng trống cho phương tiện khác đi qua, khiến cho mọi người bấm còi inh ỏi.

Còn, tại đường Hoàng Minh Giám, dù đây là con phố chính nhưng bỗng nhiên đã được kẻ vẽ 2 bên lề đường, khiến cho con đường này trở nên vô cùng chật hẹp vào mỗi giờ cao điểm. Tuy vậy, hai bên đường này vẫn được một đơn vị khai thác điểm đỗ xe, kinh doanh và bố trí hàng trăm chiếc xe mỗi ngày.

Trên đây chỉ là một số tình huống mà bất cứ ai đi đường cũng đều ít nhất một lần chứng kiến nhưng bất lực và phải chấp nhận.

Bật đèn xi nhan, đèn khẩn cấp để đối phó

Mới đây, Phòng cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết từ ngày ra quân (15/12/2021) chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng thực hiện dán thông báo phạt nguội, đơn vị này đã xử phạt 3.249 trường hợp dừng đỗ gây cản trở giao thông.

Dán phạt nguội 180 trường hợp, đã có 94 trường hợp người vi phạm tới làm việc với cơ quan chức năng.

Tài xế bật đèn báo khẩn cấp

Theo Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội, sau hơn 20 ngày thực hiện dán thông báo phạt nguội, tình hình vi phạm trật tự giao thông đã giảm hẳn, ý thức lái xe cũng tăng lên.

Tuy nhiên, trong quá trình tuần tra kiểm soát, Cảnh sát giao thông Hà Nội phát hiện một số tài xế dùng nhiều cách đối phó với biện pháp dán thông báo phạt nguội lên kính xe.

Các tài xế này đỗ xe bên lề đường, vẫn để xe nổ máy và bật đèn cảnh báo nguy hiểm rồi ung dung vào các nhà hàng, quán xá ăn sáng, cà phê.

Xe SUV dừng lại để bốc xếp hàng, phía trên là xe ô tô khác đỗ lại khiến cho xe (màu xanh) không còn lối thoát

Chủ xe cụp gương và đỗ xe 1/2 vỉa hè

Mặc cho các phương tiện tham gia giao thông đang phải gồng mình

Đường Hoàng Minh Giám xe ô tô đỗ 2 bên

Trước đó, sáng 6/1, cảnh sát giao thông phát hiện ô tô đỗ dưới lề đường trước cửa số nhà 62 Nguyễn Xiển (phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân), chủ xe bật đèn cảnh báo nguy hiểm rồi vào ăn phở. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt tài xế này.

Thiếu tá Đào Việt Long, phó trưởng Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội, cho biết luật quy định đèn cảnh báo nguy hiểm chỉ sử dụng trong trường hợp xe chạy trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù và gặp sự cố trên đường.



Nguồn : Source link