Nhiều người xem xong không lý giải nổi 1 điều
Theo chủ nhân của clip, mọi người chỉ cần dùng nắm cát rắc xung quanh xe. Không bao lâu sẽ thấy 6 vết chấm hình tròn hiện ra trên thân xe. Đó chính là nam châm của thiết bị định vị.
Để chứng minh kết quả, anh mở xe, lật tấm lót và lấy ra một thiết bị định vị được gắn đúng ở vị trí mà các chấm tròn bị phát hiện.
“Trong đây có anh chị em nào bị gắn những thiết bị định vị như thế này thì mọi người có thể sử dụng mẹo này nhé” – Chủ nhân đoạn clip cho hay.
Đoạn clip tới nay đã đạt 8,4 triệu lượt xem, thu hút tới hơn 1.000 bình luận. Chưa bàn tới mức độ hữu dụng của mẹo này khi thiết bị định vị được lắp ở những vị trí khó rắc cát trên xe, nhiều người thắc mắc: Tại sao nam châm lại hút cát?
Trong cát có từ tính?
Về nguyên tắc cơ bản, từ tính không hoạt động trên thủy tinh, nhựa hoặc giấy. Chỉ những vật làm bằng kim loại, chẳng hạn như sắt, coban hoặc niken mới có thể bị hút vào nam châm. Nếu bạn cố sử dụng nam châm trên vải, nó sẽ không phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, những ai đã từng thử sử dụng nam châm trên cát đều có thể sẽ thấy kinh ngạc. Làm thế nào nam châm lại hút cát, khi cát không phải là kim loại? Bên trong cát có từ tính hay sao?
Theo website “Here be Answers”, sẽ không chính xác nếu khẳng định tất cả các loại cát đều có từ tính hoặc đều không có từ tính. Để hiểu rõ, chúng ta cần biết cát được hình thành như thế nào.
Đá bị phá vỡ thông qua một quá trình tự nhiên gọi là phong hóa, quá trình này mất hàng ngàn năm hoặc thậm chí hàng triệu năm.
Các yếu tố và tác động từ môi trường sẽ phân hủy đá, khoáng chất, hóa chất, đẩy chúng di chuyển xuống suối, sông ngòi và đại dương. Trong quá trình này, chúng liên tục bị phá vỡ và tạo thành cát trên đường đi.
Cát thay đổi tùy thuộc vào cách nó hình thành và thành phần cấu tạo nên nó. Ví dụ, thành phần của cát sa mạc sẽ rất khác với cát bãi biển. Do sự khác nhau đó, rất khó để xác định được hết loại nào có thành phần từ tính, loại nào không. Cho tới nay, kết quả của các nghiên cứu mới chỉ ra một loại cát thường có từ tính nhất, đó là cát đen.
Như tên gọi, cát đen là cát có màu đen hoặc sẫm màu, chúng có xu hướng nóng hơn đáng kể so với các loại cát khác do màu sẫm hấp thụ nhiều nhiệt hơn.
Cát đen thường được tìm thấy gần núi lửa hoặc có thể được tạo ra thông qua một vụ phun trào núi lửa. Tuy nhiên, chúng cũng có thể hình thành thông qua quá trình phong hóa các khoáng chất nặng.
Thông thường, trong cát đen sẽ có sắt hoặc một dạng oxit sắt. Các hạt của nó rất nhỏ, mờ đục, cực kỳ đen và có từ tính. Đó là lý do tại sao loại cát này có xu hướng dính vào nam châm. Khi dùng nam châm thử từ tính của cát đen, bạn sẽ thấy nó dính vào giống như cách miếng sắt dính vào nam châm của ban trong thí nghiệm trên lớp học vậy.
Theo “Here be Answers”, nếu bạn thấy điều tương tự xảy ra với các loại cát khác thì rất có thể loại cát đó chứa các hạt từ tính.
Cách dò tìm thiết bị định vị an toàn nhất
Trở lại với phương pháp dùng cát để phát hiện thiết bị định vị ở ô tô như đã nêu trên, hiện vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh mẹo này.
Nhiều người hỏi: Thế gắn định vị dưới gầm xe thì sao? Lắp dưới ghế thì sao? Xe có màu đen thì nhìn chấm tròn kiểu gì?
“Chắc phải rải cả xe à? Làm sao biết được định vị chỗ nào mà rải” – Một người bình luận.
Người khác hài hước nói: “Chiêu này chỉ áp dụng khi nhà có vòi nước mà thôi!”.
Trên các website công nghệ chuyên dụng hướng dẫn cách phát hiện thiết bị định vị GPS, phương thức phổ biến và hiệu quả nhất vẫn là dùng các loại máy dò như máy quét sóng điện từ, máy phá sóng, nhiễu sóng GPS.
Tuy nhiên, phương pháp dùng máy phá sóng GPS có nhược điểm là bạn sẽ không thể dùng thiết bị định vị để xác định vị trí của mình khi muốn sử dụng tính năng bản đồ chỉ đường.
Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên dùng thiết bị phá sóng khi nghi ngờ xe mình bị lén gắn thiết bị định vị, nhưng chưa thể tự tìm ra ngay lúc ấy. Sau đó, bạn nên đưa xe tới các trung tâm uy tín để tìm và tháo bỏ các thiết bị lén gắn trên ô tô mà không làm ảnh hưởng tới những tiện ích khác trên xe của bạn.
Nguồn : Source link