Chỉ có 2 chiếc tại Việt Nam, mẫu xe lừng danh được dân chơi Nhật ưa chuộng


Toyota AE86 thuộc nhóm những mẫu xe JDM đình đám, bên cạnh một số cái tên khác như Nissan GT-R, Toyota Supra, Mitsubishi Lancer Evo,… Trong tên xe, chữ “A” bắt nguồn từ động cơ 4A Series mà Toyota Corolla đời cũ sử dụng. Chữ “E” đại diện cho dòng xe Toyota Corolla. Số “8” ám chỉ thế hệ thứ 5 của dòng Toyota Corolla. Và cuối cùng là số “6” cho biết đây là phiên bản thứ 6 của dòng Toyota Corolla.

Toyota AE86 được sản xuất từ năm 1983 đến 1987. Xe trang bị động cơ 4 xy-lanh, cam đôi, dung tích 1.587 cc, cho công suất 130 mã lực và mô-men xoắn 150 Nm. Đây là động cơ cũng được dùng cho Toyota MR2 thế hệ thứ nhất là Celica GT-R, cũng như GT Carina. Tuy nhiên, bản độ đã được thay thế động cơ mới mạnh mẽ hơn.

Xe là nguồn cảm hứng để phát triển dòng xe thể thao dẫn động cầu sau GT86, FT86, Scion FR-S và Subaru BRZ ngày nay. Toyota AE86 sở hữu đèn pha mắt ếch. Khi bật công tắc, đèn pha sẽ được nâng lên.

Dưới nắp capo, xe đang gắn động cơ 4A-GE I4 DOHC mua riêng từ nước ngoài, dung tích 2,0 lít, 4 xy-lanh thẳng hàng, có khả năng đạt vòng tua cực đại là 11.000 vòng/phút. Xe dẫn động cầu sau kết hợp với hộp số sàn 5 cấp. Cùng với động cơ, chiếc Toyota AE86 này cũng được thay mới toàn bộ dàn gầm, nội thất, chỉ riêng phần thân xe được giữ nguyên.

Bộ vành của xe cũng đã được độ lại so với nguyên bản, kích thước 15 inch được sơn vàng. Đặc biệt hơn là bộ lốp dày chuyên dụng cho bộ môn drift.

Theo chia sẻ của chủ xưởng độ, tổng thời gian thi công, lắp ráp riêng khối động cơ mới đã tốn khoảng 7-8 tháng. Sau đó mất thêm một thời dài để căn chỉnh lại khối động cơ sao cho phù hợp với chiếc xe.

Ở phía sau, chiếc xe được gắn thêm một cánh gió cố định nhằm tăng tính thể thao cho xe.

Bên trong nội thất, hai ghế trước được thay thế sang loại dạng ghế đua của Recaro.

JDM là chữ viết tắt của cụm từ Japanese Domestic Market (thị trường nội địa Nhật Bản). Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ các sản phẩm xe hơi xuất xưởng từ Nhật Bản mà không hề bị thay đổi, sửa đổi cho phù hợp với thị trường nhập khẩu (hay còn gọi là thuần Nhật).



Nguồn : Source link