Hơn bao giờ hết, đại dịch đã làm thay đổi toàn cảnh thị trường. Tương lai dường như trở nên bất định và khó dự đoán hơn, nhưng đối với các chuyên gia, trong thách thức khắc nghiệt luôn tạo ra sức bật lớn. Và Covid-19 cũng mang tới một cơ hội tốt cho các nhà marketing can đảm đón đầu sự thay đổi chóng mặt của thị trường để đưa doanh nghiệp vượt bão an toàn, tiếp tục phát triển. Covid -19 cũng thúc đẩy marketing bước sang một chương mới: đặt khách hàng ở vị trí trung tâm và linh hoạt thích ứng dựa trên 3 yếu tố cốt lõi: công nghệ – dữ liệu người dùng – sáng tạo nội dung.
Go online – Xu hướng tất yếu
Covid-19 khiến “điểm chạm” với khách hàng thay đổi khi phương thức online soán ngôi cách giao thương truyền thống. Sau một khoảng thời gian ngắn “bối rối” vì mọi thứ thay đổi quá đột ngột, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng go online, tốc độ chuyển đổi số được đẩy nhanh hơn bao giờ hết.
Theo nhận định của bà Phan Đặng Trà My – PTGĐ VCCorp: “Cuộc chơi này không có cơ hội cho doanh nghiệp không chấp nhận thay đổi. Go online là xu hướng tất yếu. Khi ra thị trường online bạn có khả năng đi tắt đón đầu, có thể join trend mới nhất, xoá bàn cờ đi làm lại.”
Bà Phan Đặng Trà My -PTGĐ VCCorp
Chuyên gia Tuấn Nguyễn – Head of Bizfly Digital Transformation
Chuyên gia Tuấn Nguyễn – Phó Tổng giám đốc VCCorp – Head of Bizfly Digital Transformation cũng cùng nhận định: Những doanh nghiệp sống sót và cầm cự được qua mùa dịch là bởi trước đó họ đã có ý thức chuyển đổi một phần hay toàn phần trên môi trường số. Chuyển đổi số là điều kiện bắt buộc để tồn tại và phát triển trong tương lai.
In-app marketing – tăng tỷ lệ “click” trong kỷ nguyên số
In-app marketing (quảng cáo trong ứng dụng) bao gồm marketing và truyền tải thông điệp (ở bất kỳ định dạng nào) trên ứng dụng giúp cho thương hiệu giữ chân khách hàng hiện tại và tiếp tục thu hút khách hàng mới. Theo VerifiedResearchMarket – Công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường tại Mỹ, quy mô thị trường quảng cáo trong ứng dụng toàn cầu được định giá là 168,12 tỷ USD vào năm 2020, dự kiến đạt 544,93 tỷ USD vào 2028.
Chuyên gia Phan Bích Tâm – Country Manager của MMA Global tại Việt Nam
Trong mùa dịch, in-app marketing càng cho thấy sự lợi hại khi mức độ sử dụng ngày càng tăng của người dùng đối với các ứng dụng thương mại điện tử và xu hướng chơi game trực tuyến. Đây là những yếu tố đang tiếp tục thúc đẩy thị trường in-app khiến các nhãn hàng tăng đáng kể chi tiêu của họ cho phương thức quảng cáo này.
Marketing cho các ngành chuyên biệt: cơ hội rộng mở hơn trong kỷ nguyên số
Không thay đổi một cách nhanh chóng bằng các ngành hàng dành cho đại chúng như: FMCG, F&B… marketing dành cho các ngành hàng chuyên biệt như: ngành hàng luxury, bất động sản, ô tô – xe máy… lại chọn hướng thay đổi chậm rãi mà chắc chắn để vẫn nắm giữ được trái tim của khách hàng và thích ứng với kỷ nguyên số.
Giá cả chưa bao giờ là vấn đề đối với ngành hàng xa xỉ. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng khiến cho cách thức mua sắm của nhóm khách hàng “đỉnh của chóp” này thay đổi. Kỹ thuật số và các cách sáng tạo nội dung là điểm mấu chốt quan trọng để các nhãn hàng cao cấp chạm đúng khách hàng mục tiêu.
Chuyên gia Nguyễn Đình Thành- Giảng viên, nhà sáng lập Elite PR School
Ô tô – xe máy vốn vẫn được xem là một ngành hẹp vì vậy, content marketing cho ngành hàng đặc thù này cũng bị giới hạn của các cách thức truyền tải nội dung. Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện của các nền tảng mới, công nghệ phát triển và sự hình thành của nhiều content creator, content marketing cho ngành ô tô – xe máy đã có nhiều đất diễn hơn để tạo ra nhiều điểm kết nối với khách hàng.
Chuyên gia Long Châu- Head of Content Production
Chuyên gia Kiều Thuật – Chủ mục Bất động sản báo CafeF
Với ngành hàng bất động sản, theo chuyên gia Kiều Thuật, Chủ mục bất động sản báo CafeF, công thức tạo nên những bài viết triệu view là đưa thông tin về xu hướng và tiềm năng tăng giá của bất động sản. Giữ chân người dùng bằng tính khách quan và sự chính trực. Nhìn chung, các bài viết về xu hướng đầu tư, giá cả bất động sản hay các thông tin về dự án luôn có lượng view cao nhất.
“CSR lương tâm” – Từ tâm sẽ chạm đến tâm
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) không còn là một khái niệm xa lạ với mọi người, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19, rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các chương trình CSR để đồng hành với cộng đồng một cách thiết thực và hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, theo cách lý giải của chuyên gia Bùi Ngọc Hải- Đồng Giám đốc Khối Nội dung VCCorp kiêm GĐ SohaSoha.vn, cách làm CSR tạm gọi là “CSR lương tâm” là thực hiện trách nhiệm xã hội một cách nhất quán trong nội bộ doanh nghiệp cũng như bên ngoài một cách bền bỉ, dài hơi mới là cách khiến doanh nghiệp thật sự “ở lại” trái tim khách hàng một cách bền lâu.
Hai đối tượng mà CSR của doanh nghiệp phải hướng tới là trách nhiệm với xã hội và nhân viên của công ty. Nhân viên công ty cũng chính là một bộ phận người trong xã hội. Chẳng có công ty hùng mạnh nào mà nhân viên lại thiếu niềm tự hào về nơi mình làm việc. Sự lan tỏa tự nhiên, thành thật, nhiệt huyết của nhân viên sẽ như nham thạch, trào ra ngoài, truyền sức nóng tới người khác.
Ông Bùi Ngọc Hải – Tổng GĐ Khối Nội dung VCCorp kiêm GĐ Soha.vn
Bất chấp những thách thức, dòng chảy hành tinh content marketing vẫn vận động không ngừng. Những chia sẻ nói trên của các chuyên gia chỉ mới là những lát cắt trong tổng số 33 bài viết của ấn phẩm Content Planet. Với 188 trang chứa đựng những nội dung chuyên sâu, thể hiện cái nhìn toàn diện về ngành marketing, được chia sẻ bởi các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực marketing, truyền thông, báo chí, các KOL, KOC và các lãnh đạo doanh nghiệp, Content Planet hứa hẹn sẽ cung cấp cho độc giả những góc nhìn đa chiều, những “bí kíp” đắt giá để từ đó, mỗi người sẽ rút ra được những bài học giá trị cho riêng mình.
Để sở hữu ấn phẩm chuyên ngành đang “gây sốt” toàn ngành marketing này, độc giả có thể truy cập LINK mua trực tiếp từ ngày 15/10/2021 với mức giá 199.000VNĐ. Hãy cùng Content Planet khai phá những điều thú vị và hấp dẫn chỉ có ở “hành tinh” Content!
Nguồn : Source link