Chuyến đi đầu tiên của BYD Explorer No 1 không mấy suôn sẻ. Con tàu có chiều dài gấp 2,5 lần sân bóng đá với hơn 5.000 chiếc xe điện sản xuất tại Trung Quốc đã buộc phải chuyển hướng để tránh Biển Đỏ. Hành trình bất đắc dĩ bị kéo dài thêm 10 ngày, theo thuyền trưởng Sabev Bozhidar.
Việc BYD Explorer No 1 đến cảng Bremerhaven của Đức vào Chủ nhật đánh dấu một chương mới trong tham vọng của các chuyên gia xe điện Trung Quốc. Họ muốn thị trường ô tô châu Âu béo bở.
“Nhu cầu đang tăng lên. Tìm kiếm trên Google của chúng tôi đã vượt qua Tesla”, Michael Shu, giám đốc điều hành của BYD Europe cho biết.
Đáp lại, các nhà sản xuất ô tô EU ra sức đẩy mạnh cạnh tranh. Cách Bremen hơn 600 dặm, vài giờ sau khi tàu BYD cập bến, ông chủ Renault Luca de Meo đã tận dụng Triển lãm ô tô Geneva để trình làng một loạt mẫu xe mà ông tin là sẽ giúp mình giữ vững vị thế trước các đối thủ châu Á. Chúng bao gồm Renault 5, một chiếc EV trị giá 25.000 bảng Anh mở đường cho các mẫu xe rẻ hơn và Dacia Spring, chiếc EV đầu tiên của phân khúc bình dân.
Công ty cho biết Spring, được sản xuất tại Trung Quốc, sẽ có giá khởi điểm dưới 20.000 euro. Renault cũng đã bắt đầu đàm phán với Volkswagen về việc hợp tác trong một dự án xe điện chi phí thấp.
Trong khi đó, đối thủ không đội trời chung của Renault, Stellantis, công ty sở hữu các thương hiệu bao gồm Peugeot và Fiat, hy vọng sẽ có thể cung cấp cho thị trường một mẫu xe điện ở châu Âu có giá dưới 20.000 euro. “Nó phụ thuộc vào những gì bạn đặt vào xe. Chúng tôi còn điều chỉnh phạm vi, chúng tôi điều chỉnh pin”, giám đốc điều hành Hochgeschurtz nói. “Điều đó là có thể”.
Cuộc chiến giành lấy phân khúc giá rẻ của thị trường xe điện rất quan trọng. Ô tô cỡ nhỏ là loại xe bán chạy nhất ở châu Âu, tuy nhiên một số hãng đã ngừng sản xuất vì chi phí đáp ứng các quy định về khí thải ngày càng tăng. Ông De Meo cho biết: “Mọi người đều đang rời khỏi thị trường ô tô động cơ đốt nhỏ vì không ai có thể sản xuất chúng một cách có lợi nhuận”.
Renault 5 là chiếc xe điện rẻ hơn đầu tiên của công ty, song Renault vẫn đang có kế hoạch giảm chi phí tới 40% ở các phiên bản tiếp theo vào cuối thập kỷ này. Trong khi Dacia Spring được nhập khẩu từ Trung Quốc, các mẫu xe mang thương hiệu riêng của Renault sẽ được sản xuất tại quê nhà.
“Tôi quyết định thực hiện sản xuất ở Pháp. Mọi người đều nói với tôi rằng tôi điên rồi”, De Meo nói.
Đối diện với các gian trưng bày của Renault tại triển lãm ô tô, BYD trưng bày một loạt các mẫu xe có giá tương tự. BYD Seal, một chiếc xe saloon lớn có giá khoảng 45.000 bảng Anh, thậm chí còn bán chạy hơn Tesla Model 3 ở một số thị trường.
“Rất nhiều khách hàng hoặc đối tác đang yêu cầu một chiếc ô tô nhỏ hơn, bởi vì người châu Âu thích những chiếc ô tô nhỏ. Một mẫu xe mới giá dưới 30.000 euro sắp ra mắt”, Michael Shu, giám đốc điều hành của BYD Europe, nói.
Wang Chuanfu, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của BYD, phát biểu tại một hội nghị ở Thâm Quyến, rằng công ty sẽ “triển khai 7 hãng vận tải ô tô trong 2 năm tới để giảm bớt tình trạng thiếu năng lực vận chuyển ra thị trường toàn cầu.
Trong khi đó, các nhà sản xuất ô tô châu Âu lại cảm thấy mình không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ phía chính phủ. Các chính sách khử cacbon buộc họ phải phát triển các phương tiện chạy pin mà Trung Quốc vượt trội.
De Meo, người đứng đầu hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu, ACEA, cho biết: “Chiến lược công nghiệp của châu Âu hoàn toàn thiếu sót. Chúng tôi cần được các chính trị gia lắng nghe, chúng tôi là những người bỏ tiền và mạo hiểm đầu tư”.
Cuộc điều tra của Ủy ban châu Âu về hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có thể dẫn đến mức thuế cao hơn đối với ô tô nhập khẩu. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô châu Âu cho rằng điều này có thể chưa đủ.
Theo Hochgeschurtz, Trung Quốc “có thể giảm giá thấp hơn nhiều so với những gì bạn nghĩ trong những giấc mơ điên rồ nhất của mình”. Ông nói thêm, nhiều thương hiệu bán những chiếc xe điện tương tự ở Trung Quốc với giá chỉ bằng một nửa mức giá họ quảng cáo ở châu Âu. Họ có thể chấp nhận mức thuế cao hơn, giảm giá mà vẫn thu được lợi nhuận cao.
Theo Bloomberg, cho dù cuộc điều tra của EU có chứng minh được điều gì đi chăng nữa thì có một sự thật là các hãng xe điện Trung Quốc vẫn vượt trội hơn hẳn đối thủ về công nghệ, mức giá, sản lượng cũng như chuỗi cung ứng. Các chuyên gia tin rằng công nghệ tiên tiến và tính khả dụng cao chính là những lý do chính dẫn đến sự thành công của xe EV do Trung Quốc sản xuất khi mà người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các loại xe thân thiện với môi trường và thông minh hơn.
“Chúng tôi thích chiếc xe vì có màn hình lớn trên bảng điều khiển. Mọi thứ đều ở đúng vị trí, rất dễ lái, rất thoải mái”, một người dùng tên Malawau mô tả BYD và cho biết mẫu xe có chất lượng và chức năng tốt hơn so với giá.
“Giá cả ở Trung Quốc rất thấp nên Châu Âu là thiên đường đối với họ”, ông Hochgeschurtz nói thêm.
Theo: FT, Bloomberg
Nguồn : Source link