Thương hiệu ô tô huyền thoại của Pháp về lại tay người Nga chỉ với giá 1 rúp


Theo hãng tin Reuters, công ty nghiên cứu ô tô NAMI của Nga sẽ tiếp nhận 68% cổ phần của Renault với giá tượng trưng 1 rúp.

NAMI được thành lập cách đây hơn một thế kỷ và là tổ chức khoa học hàng đầu của Nga trong lĩnh vực phát triển ngành công nghiệp ô tô. Trước đây, NAMI từng chịu trách nhiệm thiết kế và sản xuất nhiều mẫu xe, nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là mẫu limousine mang tên Aurus Senat của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Việc chuyển nhượng này là một trong những ví dụ mới nhất cho chính sách giành quyền kiểm soát và “thâu tóm” các doanh nghiệp phương Tây đặt tại nước này với giá rẻ, trong bối cảnh hàng loạt công ty ồ ạt rút lui khỏi thị trường Nga.

Hãng thông tấn địa phương dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Nga Denis Manturov cho biết Renault sẽ vẫn có cơ hội giành lại quyền kiểm soát AvtoVAZ trong 5-6 năm tới, nếu muốn; nhưng không phải với giá 1 rúp. “Nếu trong giai đoạn này, chúng tôi rót tiền đầu tư, thì toàn bộ sẽ được tính vào chi phí khi chuyển nhượng lại. Không có gì gọi là quà tặng ở đây cả”, ông Manturov cho biết.

Ngoài việc chuyển giao cổ phần, nhà máy của Renault ở Moscow, nơi sản xuất cả xe Renault và Nissan cũng sẽ được bán cho chính quyền thành phố.

Renault bắt đầu nắm cổ phần AvtoVAZ từ năm 2008 với tỷ lệ 25%, trị giá hơn 1 tỷ USD, sau đó từng bước tăng tỷ lệ sở hữu lên mức kiểm soát toàn bộ vào năm 2017. Với lượng cổ phần lớn như vậy, Renault là thương hiệu tới từ phương Tây tiếp xúc nhiều nhất với Nga, và gần đây đã thông báo rằng hãng sẽ ngừng hoạt động tại quốc gia này trước sức ép từ các chính phủ cũng như công chúng.

Hiện cả Renault và phía chính phủ Pháp không đưa ra bất cứ bình luận nào liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần nói trên.

Hơn 750 công ty đã tuyên bố dừng hoạt động tại Nga sau khi nước này tấn công quân sự vào Ukraine ngày 24/2, bỏ lại số tài sản trị giá hàng triệu USD.

Nhà sản xuất thiết bị điện của Pháp Schneider Electric hôm thứ Tư (27/4) cho biết họ sẽ bán các hoạt động của mình ở Nga và Belarus cho ban quản lý địa phương. Đồng thời, họ đã ký một bức thư ý định với những người mua được chỉ định.

Một ví dụ nổi tiếng khác là ngân hàng Pháp Societe Generale đã thu về khoản thu nhập 3 tỷ euro từ việc bán công ty con Rosbank của mình cho Interros Capital, một công ty đầu tư có liên hệ với nhà tài phiệt Nga Vladimir Potanin.

Chỉ có một số ví dụ về sự quan tâm của các công ty nước ngoài trong việc tiếp quản các doanh nghiệp Nga.

Anheuser-Busch InBev đang đàm phán để bán cổ phần của mình trong liên doanh Nga và Ukraine cho đối tác Thổ Nhĩ Kỳ, trong một thỏa thuận có thể dẫn đến khoản phí 1,1 tỷ USD cho nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới.

Công ty năng lượng Shell của Anh được cho là đang đàm phán với một số công ty Trung Quốc để bán cổ phần của mình trong một dự án khí đốt lớn của Nga. Shell từ chối bình luận về báo cáo.

Tại Việt Nam, thương hiệu này thực tế đã góp mặt từ cách đây hơn 10 năm thông qua nhà phân phối Auto Motors nhưng đã “tháo chạy” khỏi Việt Nam vào năm 2017. Đến năm 2019, Renault đã quay trở lại với đơn vị phân phối mới, đó là công ty CT Wearnes Việt Nam.

Tuy nhiên, tháng 10/2021, Renault đã quyết định chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam, cùng với đó, dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa cũng không được duy trì. Theo đó, nhà phân phối sẽ hỗ trợ mua lại xe Rebault của khách hàng không còn nhu cầu sử dụng hoặc tặng một khoản chi phí nếu tiếp tục sử dụng xe.

Tham khảo: Reuters

https://cafef.vn/thuong-hieu-o-to-huyen-thoai-cua-phap-ve-lai-tay-nguoi-nga-chi-voi-gia-1-rup-2022042908595301.chn



Nguồn : Source link