Thanh toán tiền gửi xe ô tô, thẻ tín dụng bị trừ hết hạn mức


Ông Gao, một chủ doanh nghiệp người Trung Quốc, gần đây, đã quét mã QR giả ở bãi đậu xe của Sân bay Burbank Hollywood (BUR), khiến toàn bộ hạn mức thấu chi 20.000 nhân dân tệ trên thẻ tín dụng của ông biến mất. Đặng Hồng, luật sư thụ lý vụ việc cho biết, người dân cẩn thận khi quét mã, nếu thấy có đường dẫn đến một trang web, bạn nên cảnh giác.

Ông Gao có chi nhánh doanh nghiệp ở North California và thường di chuyển qua sân bay Bubank. Ông có thói quen đỗ xe ở bãi đậu xe của sân bay. Phí đỗ xe tương đối rẻ, 24 NDT mỗi ngày và rất thuận tiện khi có thể quét mã QR để thanh toán ngay tại bãi đậu xe.

Ông hoàn toàn không gặp vấn đề gì trong vài tháng, nhưng cho đến một lần vào tháng 5, khi ông dùng điện thoại di động quét mã QR để trả tiền đỗ xe như thường lệ khi rời khỏi bãi đậu xe, tuy nhiên, sau khi thanh toán, barrier của bãi đậu xe không được nâng lên, ông chỉ có thể nhấn nút “Trợ giúp”. Và kết quả là người quản lý nói với ông rằng ông không thể rời khỏi vì chưa trả phí đậu xe. Ông rất ngạc nhiên vì lần nào ông cũng làm như vậy và chưa bao giờ gặp vấn đề gì. Tại sao lần thanh toán này lại không thành công? Ông nghĩ rằng đó chỉ là lỗi vận hành nên đã thanh toán lại bằng thẻ tín dụng trước khi rời đi.

Hậu quả là, khi ông Gao tra cứu hóa đơn thẻ tín dụng của mình, ông phát hiện ra rằng hạn mức tối đa 20.000 NDT đã được sử dụng hết trước đó. Trong đó chỉ có lịch sử giao dịch hơn 200 NDT cho phí đỗ xe và hàng nghìn NDT đã biến mất một cách kì lạ.

Ông Gao lập tức đến đồn cảnh sát để trình báo với cảnh sát. Điều tra sơ bộ cho thấy lịch sử giao dịch cuối cùng của ông là ở bãi đậu xe sân bay. Hóa ra kẻ lừa đảo đã dán mã QR do hắn làm giả đè lên trên mã QR thật của sân bay. Ông Gao sau khi quét QR đã vô tình cấp quyền truy cập vào tài khoản cho kẻ lừa đảo và kẻ lừa đảo đã lấy được dữ liệu thẻ tín dụng của ông, dẫn đến việc thẻ tín dụng bị đánh cắp.

Luật sư Đặng Hồng cho biết, bãi giữ xe sân bay phải chịu trách nhiệm về sự việc này. Bãi giữ xe có trách nhiệm theo dõi quan sát và đảm bảo, không được để người khác dán mã QR giả.

Vì là thanh toán bằng thẻ tín dụng nên ông Gao chỉ cần chứng minh việc tiêu dùng mua sắm không phải là khoản chi tiêu của mình thì sẽ không bị thiệt hại thêm. Tuy nhiên, nếu không phải là thẻ tín dụng thì hậu quả có thể nghiêm trọng hơn.

Trên thực tế, nhiều thương nhân, đặc biệt là thương nhân Trung Quốc, thích sử dụng mã QR để quét và thanh toán. Nếu không được quản lý giám sát đúng cách, các mã QR này rất có thể sẽ bị thay đổi hoặc làm giả. Ngoài ra còn có các trang web giả mạo rất khó phát hiện. Chúng có thể trông gần như giống hệt nhưng chỉ khác một chữ cái so với trang web thật.

Mục tiêu của chúng là đánh cắp dữ liệu thẻ tín dụng của nạn nhân. Nên thanh toán bằng thẻ hoặc trực tiếp thanh toán QR dưới sự giám sát của nhân viên để tránh rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo.



Nguồn : Source link