Tin Quốc Tế

Tại sao các siêu thị tiện lợi tại Mỹ lại không thích xây trạm sạc xe điện?


Theo hãng tin CNN, việc các siêu thị tiện lợi xây trạm sạc xe điện tại Mỹ là một ý tưởng khá hợp lý khi lái xe có thể mua đồ trong lúc đợi ắc quy ô tô đầy điện. Thế nhưng bất chấp những khoản trợ cấp xây dựng trạm sạc xe điện của chính phủ Mỹ, nhiều cửa hàng vẫn không chịu tiếp cận mảng kinh doanh mới này.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chi phí duy trì những trạm sạc này khiến các cửa hàng tiện lợi tốn thêm tiền và không có lời.

221017173138-03-ev-chargers-restricted.jpg

Cụ thể, hãng tin CNN cho biết dù bản kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng của chính phủ Mỹ dành tới 7,5 tỷ USD xây dựng các trạm sạc xe điện thay thế trạm xăng nhưng mức phí duy trì cũng như sự cạnh tranh các trạm sạc được xây dựng từ chính những công ty xe điện đã khiến nhiều người ngần ngại.

Theo chuyên gia Jigar Shah của Electrify America, chi phí duy trì một trạm sạc điện tại Mỹ vào khoảng 250.000 USD/năm. Loại phí này thường khác nhau tùy từng bang và được áp dụng cho việc bảo trì, vận hành hệ thống điện.

Đặc biệt hơn là khi có sự gia tăng lượng tiêu thụ điện đột biến trong thời gian ngắn, ví dụ như 1 ô tô điện cần sạc nhanh thay vì chờ đợi sạc lâu thông thường, cũng có thể làm gia tăng phí bảo trì này tùy công ty cung ứng điện.

Theo CNN, khoảng 90% chi phí duy trì trạm sạc đến từ phí bảo trì này và có sự biến động khó kiểm soát tùy vào mức độ sạc của các phương tiện, qua đó khiến các chủ trạm sạc không thể theo dõi cũng như có biện pháp xử lý.

Về lý thuyết các siêu thị tiện lợi có thể chuyển khoản phí này đến người dùng thông qua việc nâng giá sạc điện hoặc từ những đồ ăn bán lẻ. Tuy nhiên điều này sẽ khiến nhiều người dùng bất bình hoặc làm mất lợi thế cạnh tranh với những trạm sạc khác được xây dựng bởi chính các hãng xe điện.

Hiện đại-Hại điện

Chuyên gia Jacob Maass của chuỗi Kum and Go cho biết các siêu thị tiện lợi ngày nay đang cẩn thận hơn với ý tưởng xây dựng trạm sạc điện so với thời kỳ năm 2008, khi những trạm sạc này xuất hiện lần đầu tiên.

Vào năm 2017, những trạm sạc điện nhanh xuất hiện và tạo nên sự phấn khởi cho người dùng khi ngành ô tô điện có bước tiến vượt bậc với thời gian sạc nhanh bắt đầu tiến gần với xe xăng. Thế nhưng câu chuyện này lại chẳng mấy vui vẻ với các chủ trạm sạc vì mức phí bảo trì sẽ tăng cao khi các ô tô điện sạc nhanh trong thời gian ngắn hơn.

Hiện chuỗi Kum and Go mới chỉ xây dựng 35 trạm sạc trong tổng số 400 chi nhánh của chuỗi. Thương hiệu này quan tâm đến lượng khách hàng chờ đợi xe sạc đầy sẽ vào siêu thị mua đồ. Thế nhưng chi phí quá cao của những trạm sạc khiến họ ngần ngại mở rộng mô hình.

221017173204-02-ev-chargers-restricted.jpg

Theo báo cáo ngành tại Mỹ, những chuỗi cửa hàng tiện lợi như Kum and Go phụ thuộc chủ yếu vào doanh số bán hàng hơn là bán xăng, hoặc bán điện. Bởi vậy với việc xe sạc điện tốn thời gian lâu hơn bơm xăng, các siêu thị sẽ mời được khách hàng mua nhiều đồ hơn.

Tuy nhiên nỗi lo ngại về chi phí tiền điện và bảo trì lại khiến xu thế mở rộng này trở nên khó khăn.

Đứng trước thực trạng đó, nhiều bang tại Mỹ đã giảm phí bảo trì điện nhằm khuyến khích phát triển công nghệ mới này. Hiện tại đã có 36 bang ở Mỹ đã hoặc bắt đầu hạ mức phí bảo trì điện xuống mức thấp để cổ vũ xây dựng các trạm sạc điện thay trạm xăng.

Rủi ro

Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện tại thì những siêu thị tiện lợi như chuỗi Kum and Go vẫn đang phải mạo hiểm đầu tư hàng nghìn USD cho các khoản phí bảo trì điện ở nhiều bang khác nhau.

Với những vùng có nhiều khách thì khoản phí này chẳng đáng kể vì nếu chia đều bình quân đầu người, số tiền sẽ không quá lớn. Thế nhưng tại các vùng vắng khách có cơ sở hạ tầng kém thì mức phí bảo trì là quá cao so với khả năng chấp nhận của người tiêu dùng.

“Trong khi độ phủ sóng của xe điện còn thấp thì khả năng cung ứng, duy trì dịch vụ cho mảng này cũng thấp, khiến cho chi phí sạc điện trở nên cao hơn”, bang Minnesota, một trong những khu vực gặp khó khăn khi muốn hạ phí bảo trì điện, ra tuyên bố cảnh báo.

Tờ CNN cho biết những chuỗi siêu thị như Kum and Go có thể làm việc trực tiếp với các hãng cung ứng điện để đàm phán khi dùng điện số lượng lớn, hoặc ứng dụng những công nghệ tiết kiệm như điện mặt trời để giảm thiểu chi phí.

Ngoài ra, các trạm sạc có thể xây dựng những kho trữ năng lượng tạm thời, qua đó tích trữ điện cho những ô tô muốn sạc nhanh, hạn chế việc dùng điện cao đột biến trong thời gian ngắn làm tăng chi phí bảo trì.

Dẫu vậy theo chuyên gia John DeBoer của hãng Siemens, người chịu trách nhiệm lắp đặt các trạm sạc cho những hãng như Amazon, các kho trữ năng lượng tạm thời này cũng chẳng rẻ hơn là bao nhiêu nếu so sánh về chi phí lắp đặt, vận hành…

cover_image_1611758712.jpg.760x400_q85_crop_upscale.jpg

Ở một khía cạnh khác, việc nhiều hãng cung ứng điện độc quyền theo vùng miền đang khiến ngành xe điện tại Mỹ gặp khá nhiều khó khăn. Do chi phí để gia nhập thị trường ngành điện là khá cao nên tại một số khu vực, người dân buộc phải chấp nhận mức giá điện của công ty vì chẳng có lựa chọn nào khác.

Với nhiều lý do như vậy, không có gì khó hiểu khi tỷ phú Elon Musk hay Tổng thống Joe Biden muốn phát triển ngành xe điện nhưng nhiều siêu thị lại ngại ngần xây trạm sạc.

*Nguồn: CNN



Nguồn : Source link

Tin Liên Quan

Back to top button