Điều này dẫn tới việc cả những mẫu xe được phát triển riêng cho khu vực này hoặc phiên bản địa phương của một số dòng tên có tiếng đều khá nghèo nàn và trong một số trường hợp… không có cả túi khí. Dưới đây là 5 mẫu xe nổi bật từng bị Latin NCAP chấm “điểm liệt” về khả năng bảo vệ an toàn cho người dùng trong giai đoạn 3 năm trở lại đây.
Suzuki Swift – 0 sao Latin NCAP (tháng 8/2021)
Khung thân đặc biệt thiếu ổn định, phần ngực người lái va chạm mạnh với phía trước trong cả 2 bài thử va chạm trước và ngang… phiên bản mới nhất của Swift tham chiến tại Mỹ Latin mang lại thang điểm không thể chấp nhận cho thương hiệu chủ quản.
Renault Duster – 0 sao Latin NCAP (tháng 8/2021)
Rò dầu và bung cửa sau va chạm, thân xe chịu va đập kém và khả năng bảo vệ tổng thể người dùng chỉ có một vài điểm ổn ở cả 2 hạng mục va chạm trước và ngang hông là những nguyên nhân chính khiến chiếc xe Pháp bị chấm điểm liệt 0 sao.
Kia Picanto/Morning – 0 sao Latin NCAP (tháng 10/2020)
Tại Mỹ Latin, Kia Morning chỉ có đúng 1 túi khí ở bản mặc định, đồng thời khả năng bảo vệ vùng chân và ngực người lái bị chấm điểm kém khiến thang điểm chấp nhận được ở khả năng bảo vệ đầu và cổ người dùng không thể kéo điểm số xe lên cao hơn.
Hyundai Accent – 0 sao Latin NCAP (tháng 9/2018)
0 túi khí, khả năng bảo vệ nửa thân trên người lái “có cũng như không”, cả va chạm hông và trực diện đều cho kết quả không đạt, phiên bản cũ của Hyundai Accent tại Mỹ Latin là một trong những mẫu xe có điểm thấp nhất trong lịch sử Latin NCAP.
Mitsubishi Triton/L200 – 0 sao Latin NCAP (tháng 11/2019)
Điểm trừ chí mạng của chiếc bán tải là khả năng bảo vệ phần đầu và cổ người lái hoàn toàn bằng 0 (một phần không nhỏ vì không có túi khí) trong bài thử va chạm trước dẫn đến thang điểm liệt trực tiếp, ngay cả những khu vực khác trong 2 bài thử va chạm trước cũng chỉ đạt điểm trung bình. Latin NCAP thậm chí còn không cần thử nghiệm va chạm ngang với chiếc bán tải bởi kết quả hạng mục này có cao đến đâu cũng không nâng “sao” Triton lên hơn con số 0 được.
Nguồn : Source link