Stellantis là một trong những tập đoàn ô tô lớn nhất thế giới sau thương vụ sáp nhập FCA và PSA trong năm 2021. Dải sản phẩm của họ tại Bắc Mỹ dựa trên nền tảng Fiat Chrysler cũ không thực sự mạnh về mảng xe điện (trong khi PSA làm khá tốt chẳng hạn với Peugeot) và CEO Stellantis là Carlos Tavares mới đây đã có những tiếng nói bất mãn xoay quanh vấn đề này.
Chrysler Airflow Concept vừa ra mắt tại CES 2022.
Không phủ nhận xe điện sẽ là tương lai, tuy nhiên theo vị lãnh đạo Stellantis, quá trình này bị đẩy nhanh theo cách vô cùng thiếu tự nhiên khi không phải nhu cầu người dùng toàn cầu mà yếu tố chính trị buộc các hãng xe phải chuyển sang lắp ráp số lượng lớn xe điện.
“Rõ ràng điện hóa là công nghệ lựa chọn bởi các chính trị gia thay vì nền công nghiệp ô tô hay người dùng”, Carlos Tavares chia sẻ. “Một chiếc xe điện cần vận hành 70.000 km để bù lại lượng carbon sinh ra do quá trình sản xuất ắc-quy và chỉ từ mốc trên chúng mới bắt đầu bắt kịp xe hybrid vốn có giá trung bình chỉ bằng nửa xe điện”.
Do chính phủ nhiều nước tại châu Âu lẫn Mỹ đã rục rịch kế hoạch cấm xe chạy động cơ đốt trong từ 2035 trở đi, các hãng xe sẽ phải rục rịch nâng cấp dây chuyền sản xuất và thay đổi chuỗi cung ứng của họ ngay từ bây giờ – yếu tố nói dễ hơn làm rất nhiều.
Chưa dừng lại ở đó, CEO Stellantis khẳng định xe điện cần ít linh kiện hơn và quá trình lắp ráp cũng ít phức tạp hơn sẽ khiến không ít nhân công trong mảng sản xuất ô tô hiện thời mất việc. Quan điểm này của vị CEO giống với người đồng nghiệp của mình tại Toyota là ông Akio Toyoda – người cho rằng xe hybrid ở thời điểm hiện tại vẫn là giải pháp phù hợp hơn.
Stellantis hiện là tập đoàn xe có doanh số lớn thứ 4 thế giới sau Volkswagen, Toyota và liên minh Renault – Nissan – Mitsubishi. Trong số trên, Toyota và Stellantis là 2 tập đoàn chậm ra mắt xe điện nhất trên toàn cầu trong top đầu.
Tham khảo: CarBuzz
https://autopro.com.vn/lanh-dao-tap-doan-xe-hang-dau-my-khang-dinh-bi-ep-chuyen-sang-kinh-doanh-xe-dien-20220121045451935.chn
Nguồn : Source link