Volkswagen Beetle (1938)
Chú bọ tới từ Đức có lẽ là mẫu xe có thiết kế biểu tượng nhất mọi thời đại. Riêng với người Đức, mẫu xe này thể hiện sức sống và sự hồi sinh của cả nền công nghiệp ô tô sau Thế chiến – nguyên nhân đẩy nền công nghiệp ô tô của quốc gia rơi vào tình trạng kiệt quệ.
Volkswagen Bus (1949)
Không như Beetle, Volkswagen Bus nổi lên như một biểu tượng văn hóa. Trào lưu hippy thịnh hành vào thập niên 1960 biến VW Bus từ một mẫu xe thương mại thành một mẫu xe “dân chơi”. Giờ, cả Beetle và Bus cổ đều là những mẫu xe được các nhà sưu tầm ô tô mơ ước sở hữu.
Toyota Land Cruiser (1951)
Land Cruiser đời 40 Series ra mắt vào 1960 đánh dấu sự bùng nổ của các dòng xe 4×4 thực thụ. Cũng từ thời điểm này, Land Cruiser được nâng tầm lên thành biểu tượng làng SUV toàn cầu nhờ sự bền bỉ và mạnh mẽ đáng kinh ngạc của mình.
Chevrolet Corvette (1953)
Corvette có khởi đầu không suôn sẻ khi bị đánh giá đắt, yếu và mỏng manh ở thế hệ đầu tiên. Tuy nhiên, khi phiên bản V8 phun xăng trực tiếp ra mắt vào 1958, dòng xe này lập tức trở thành biểu tượng của làng xe cơ bắp Mỹ.
Ford Mustang (1964)
Khi Ford ra mắt Mustang vào 1964, họ chắc chắn không ngờ rằng, dòng xe này lại trở thành một trong những biểu tượng của làng xe Mỹ trước cả khi bước sang thập niên 70. Doanh số kỳ vọng 100.000 xe trong năm đầu tiên đạt được chỉ trong 3 tháng nhờ ngày đầu bùng nổ với 22.000 đơn hàng.
Porsche 911 (1963)
Thiết kế không tuổi của 911 đã tồn tại 60 năm với không nhiều thay đổi lớn được thực hiện. Dù không còn là chủ lực gồng gánh doanh số Porsche, 911 vẫn là cái tên không thể thay thế về mặt hình ảnh của thương hiệu Đức.
Land Rover Defender (1983)
Một dòng SUV khác xây dựng tên tuổi của mình nhờ sự bền bỉ và mạnh mẽ là Defender. Tuy vậy, mẫu xe này đã tự tách biệt bản thân khi chuyển hướng thành một dòng xe thuần offroad sang cân bằng giữa vận hành offroad và onroad ở thế hệ mới nhất.
BMW M3 (1985)
M3 khởi đầu với tham vọng tham gia làng đua touring của thương hiệu chủ quản. Tuy nhiên, tới giờ dòng xe này đã gây dựng được tập khách hàng phổ thông trung thành cực kỳ vững chắc. Khả năng kết hợp sự sang trọng, tiện nghi với vận hành thể thao đỉnh cao trong tầm giá là ưu điểm của M3. Nhờ vậy, nó đã trở thành biểu tượng của “The Ultimate Driving Machine” – slogan lừng lẫy một thời của BMW.
Mazda MX-5 (1989)
Không như M3, Mazda MX-5 được biết đến như xe thể thao mui trần cho đại chúng. Theo thời gian thăng trầm, giờ chỉ còn một mình MX-5 tồn tại trong phân khúc của mình. Năm 2014, Guinness đã công nhận đây là xe thể thao 2 chỗ bán chạy nhất mọi thời đại.
Subaru WRX (1992)
Ngay cả ở cấu hình tiêu chuẩn, WRX vẫn mang lại thanh âm rất riêng mà ít dòng xe nào mô phỏng được. Danh tiếng của mẫu xe này trong làng đua rally dần chuyển hóa sang đội hình phổ thông, qua đó duy trì mẫu xe này với tập khách hàng trung thành tới tận ngày nay.
Nguồn : Source link