Startup suýt phá sản sắp cho ra mắt xe điện bay
Tại một sự kiện ở Dubai, một chiếc “máy bay” 2 chỗ ngồi có cánh hình mòng biển bay lên, lơ lửng trên không khoảng 30 mét và nhẹ nhàng tiếp đất. Đám đông với hàng trăm người quan sát đã hò reo nhiệt tình.
Trong những tháng qua, Xpeng Aeroht – startup được nhà sản xuất xe điện Xpeng của Trung Quốc hậu thuẫn, đã thử nghiệm 2 chuyến bay đầu tiên cho chiếc máy bay của mình. Buổi thử nghiệm kéo dài gần 90 giây gần hòn đảo Palm Jumeriah của Dubai vào tháng 10, sau đó là một buổi khác ở Quảng Châu, Trung Quốc.
Nhà sáng lập của công ty – tỷ phú He Xiaopeng, cùng những cộng sự khác của ông đang đặt cược lớn rằng họ có thể vượt qua những rào cản pháp lý và nắm bắt một phần của thị trường trị giá 1 nghìn tỷ USD. Lĩnh vực này được kỳ vọng là sẽ thay đổi các di chuyển của con người.
Aeroht là startup được thành lập năm 2013 bởi Zhao Deli (45 tuổi). Zhao lần đầu gặp He – nhà sáng lập của Xpeng, vào năm 2020 sau khoảng 10 năm chật vật để giúp startup của mình không phá sản. Không lâu sau cuộc gặp đó ở Đông Quan, tỉnh Quảng Đông, He và Xpeng đã đầu tư vào Aeroht và đổi tên thành Xpeng Aeroth. Công ty có trụ sở chính ở Quảng Châu, sở hữu các trung tâm R&D ở Thâm Quyến và Thượng Hải, từ khoảng 10 nhân viên vào năm 2020 đến tháng 7/2022 đã có hơn 700 người.
Zhao đã trở thành một “ngôi sao” tại GITEX – một trong những hội nghị thương mại thường niên lớn nhất của Dubai. Gian hàng của Xpeng Aeroth đã được Thủ tướng của UAE ghé qua, trong khi người đến tham quan cũng chụp hình selfie với mẫu xe của hãng giúp gian hàng này thành nơi đông đúc nhất trong khuôn viên sự kiện.
Sự đón nhận nồng nhiệt này lại trái ngược với thực tế mà các startup phải đối mặt trong nhiều năm. Các công ty như Lilium, Joby Aviation và Archer Aviatron đã khiến các nhà đầu tư ngạc nhiên với những đợt niêm yết tỷ đô, nhưng nay giá cổ phiếu gần như thấp chưa từng có. KittyHawk – startup của nhà đồng sáng lập Google Larry Page, đã phải đóng cửa vào tháng 9.
Hầu hết các nhà đầu tư đều dự doán rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và các thương vụ sáp nhập sẽ diễn ra trong những năm tới, dù đơn đặt hàng tăng dần, theo một nghiên cứu của Horizon Aircraft.
Brian Gu – chủ tịch của Xpeng, phát biểu bên lề sự kiện GITEX ở Dubai: “Ô tô bay đang trở thành hiện thực và chúng tôi nghĩ đây là thời điểm thích hợp để đầu tư vào lĩnh vực này. Ngành này đã tạo ra nhiều đột phá về kỹ thuật, từ giảm tải trọng cho đến tránh chướng ngại vật và điện khí hoá.”
Chiếc ô tô bay của Aeroth được thử nghiệm ở Quảng Châu là một sản phẩm nổi bật. Nhiều eVTOL (máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng chạy điện) không có bánh xe và không thể di chuyển trên mặt đất. Trong khi đó, mẫu xe thế hệ thứ 6 của Aeroht có thể đi băng băng trên đường, giống như một chiếc ô tô hơn là máy bay có bánh xe.
Trên thực tế, mẫu xe này được thiết kế để chạy trên đường trong hơn 90% thời gian hoạt động, chỉ bay lên khi tắc đường hoặc gặp chướng ngại vật. Nhà sáng lập cho biết trong 1 cuộc phỏng vấn rằng chiếc xe này có 4 động cơ điện và 8 cánh quạt, có thể được sản xuất hàng loạt vào năm 2025.
Zhang ước tính mức giá cho chiếc xe này ở khoảng 1 triệu NDT (140.000 USD), thấp hơn nhiều so với giá taxi bay của Joby là 1,3 triệu USD). Theo Zhang, ô tô bay của Aeroht có giá hợp lý như vậy là nhờ họ có thể tiếp cận với chuỗi các nhà cung cấp của Xpeng trên khắp Trung Quốc.
Công nghệ mới nhưng vẫn hứa hẹn sẽ “hái ra tiền”
Trong khi đó, một số nhận định hiện tại vẫn còn quá sớm đối với ý tưởng táo bạo này. Một số khác vẫn đặt niềm tin và đầu tư vào.
Zhang Junyi – thành viên hợp danh của công ty tư vấn Oliver Wyman, người từng hỗ trợ thành lập công ty đầu tư Nio Capital, cho hay, các nhà đầu tư muốn đi tìm “Tesla của ngành sản xuất ô tô bay”. Tuy nhiên, bà nhận định có thể phải mất 10-15 năm thị trường này mới nở rộ, nên “đầu tư vào ngành này là cuộc chạy marathon đầy cam go.”
Những kế hoạch phát triển eVTOL đã được “nung nấu” từ ít nhất là 1 thập kỷ trước. Trong những năm tiếp theo, lĩnh vực này ngày càng có nhiều người tham gia khi các nhà đầu tư muốn biến một sản phẩm chỉ có trong truyện tranh và phim khoa học viễn tưởng thành hiện thực. Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết eVTOL hoặc lĩnh vực di chuyển trên không ở khu vực đô thị có thể trị giá 1 nghìn tỷ USD vào năm 2040.
Các doanh nghiệp Trung Quốc bao gồm Aeroht, Ehang và TCab Tech đã tham gia vào “cuộc đua” này trong khoảng nửa thập kỷ qua. Họ đã “nuôi dưỡng” một thế hệ doanh nhân và nhà đầu tư đang nỗ lực tái tạo sự thành công mà Trung Quốc đã có với xe điện.
Họ tận dụng cùng lợi thế với lĩnh vực đang nhận được nhiều sự quan tâm, đó là chuỗi cung ứng rộng lớn, có nhiều lao động lành nghề, thị trường nội địa có sức tiêu thụ mạnh và quan trọng là nhận được sự hậu thuẫn từ những tổ chức lớn.
Warren Zhou – nhà đầu tư của Decent Capital và ủng hộ TCab Tech, cho biết: “Mỹ không có nhiều doanh nghiệp nói với chúng tôi rằng lĩnh vực nào là hứa hẹn và có thể kiếm ra tiền. Còn các đối thủ Trung Quốc của họ đã ‘lao vào’ và cạnh tranh với giá thấp hơn. Điều đó cũng sẽ diễn ra trong lĩnh vực eVTOL và ngành ô tô bay.”
Một số “cái tên” lớn trong lĩnh vực đầu tư startup cũng đồng tình với nhận định đó, bao gồm IDG Capital, Sequoia China, GGV Capital và Hillhouse Capital – tất cả đều hậu thuẫn Aeroht. Họ đã tài trợ hơn 500 triệu USD vào năm 2021 với mức định giá 1,5 tỷ USD.
Ngoài Aeroht thì một số startup khác cũng nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ. AutoFlight có trụ sở tại Thượng Hải nhận được 100 triệu USD từ 1 nhà đầu tư châu Âu hồi tháng 11 để phát triển taxi bay. Volant Aerotech – thành lập vào tháng 6/2021, đã nhận hơn 14 triệu USD vào đầu năm nay.
Thực chất, công nghệ này vẫn chưa hoàn thiện, phần lớn vẫn phụ thuộc vào sự phát triển của pin với mật độ năng lượng lớn hơn. Vì ô tô bay cần nhiều năng lượng hơn và gặp khó khăn về tải trọng, nên pin thường nhẹ hơn và quan trọng là phải có hiệu năng tốt hơn so với pin dùng trong xe điện. Pin mà Aeroht đang dùng trong các sản phẩm nguyên mẫu là sản phẩm thí nghiệm từ các nhà cung cấp trong nước.
Song, các doanh nhân và nhà đầu tư cho biết công nghệ này không phải là mối quan tâm lớn nhất của họ, mà đó là tiềm năng thương mại và sự chấp thuận của các cơ quan quản lý.
Một số công ty eVTOL như Ehang – niêm yết ở New York, đã bắt đầu tạo ra doanh thu. Năm nay, Ehang nhận được đơn đặt hàng cho 160 phương tiện bay tự hành từ Malaysia và Indonesia. Công ty sản xuất eVTOL – Prosperity thuộc sở hữu của AutoFlight, đã có 260 đơn đặt hàng trong tháng 8 từ 2 công ty để cung cấp phương tiện phục vụ dịch vụ tham quan và logistics.
Trong khi đó, Vertical Aerospace của Anh giành được hơn 1.400 đơn đặt hàng trước cho máy bay của mình. Thậm chí, Volkswagen ở Trung Quốc cũng công bố mẫu máy bay eVTOL không người lái chở khách đầu tiên hồi tháng 7.
Để thúc đẩy thị trường mà Aeroht đang đặt cược, họ cần hơn vài trăm đơn đặt hàng và phát triển thành một sản phẩm tiêu dùng. Và điều này vẫn vướng phải những rào cản pháp lý. Cho đến nay, vẫn chưa có quốc gia này dự định cho phép các phương tiện bay tầm thấp hoạt động, đặc biệt là với những người không được đào tạo theo chương trình phi công.
Song, Trung Quốc gần đây đã chỉ định một số tỉnh bao gồm Hồ Nam, Giang Tây và An Huy tìm hiểu về lĩnh vực này. Điều đó cũng mang lại hy vọng cho các startup như Aeroht – công ty đang thảo luận với các cơ quan quản lý trong nước để tìm địa điểm thử nghiệm.
Tham khảo Bloomberg
Nguồn : Source link