Đông Nam Á quan trọng với Tesla
Rohan Patel, giám đốc phụ trách về chính sách công và phát triển kinh doanh của Tesla, viết trên mạng xã hội X (tên cũ là Twitter) rằng: “Đông Nam Á chắc chắn sẽ là thị trường tăng trưởng quan trọng về pin và xe điện trong những năm tới”.
Bài đăng này một lần nữa cho thấy quyết tâm của Tesla trong việc tấn công ASEAN – thị trường ngày càng quan trọng với các nhà sản xuất xe điện khi nhu cầu ở Trung Quốc và Mỹ đang có xu hướng chậm lại. Facebook là khi hãng đang chịu sức ép lớn từ nhà sản xuất ô tô Trung Quốc BYD.
Mặc dù là hãng xe điện tiên phong, khi vào Đông Nam Á, Tesla cũng sẽ gặp không ít khó khăn. Do sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng xe Trung Quốc như BYD (giữ hơn 25% thị phần) cũng như các thương hiệu nội địa như VinFast.
Trước đó, báo chí Thái Lan đưa tin sau khi tiến hành khảo sát cuối năm 2023, Tesla đang đàm phán với chính phủ nước này về việc xây dựng nhà máy tại địa phương.
Tháng 11/2023, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã có chuyến thăm tới trụ sở Tesla USA. Sử dụng mạng xã hội X, ông cho biết hai bên đã có những thảo luận về sự hợp tác trong tương lai. Ông kỳ vọng điều này sẽ giúp “đưa Thái Lan trở thành trung tâm xe điện và năng lượng tái tạo trong tương lai”.
Tesla là một ông lớn trong làng xe điện tại Mỹ và là đối trọng lớn của VinFast khi hãng xe Việt Nam tiếp cận thị trường này. Trong khi VinFast đang mở rộng tầm ảnh hưởng ra ngoài Đông Nam Á thì Tesla lại chọn khu vực này là nơi đầu tư mạnh tay.
ASEAN “đất lành chim đậu”
Khi được khởi công và hoàn thiện, Thái Lan sẽ trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á đặt nhà máy Tesla. GWM cũng đã rót tiền xây nhà máy xe điện ở đây. Ngoài ra, BYD và BMW cũng đã công bố khoản đầu tư lần lượt là 2,3 tỉ RM (hơn 12.000 tỉ đồng) và 211 triệu RM (hơn 1.000 tỉ đồng) để bắt đầu lắp ráp ở Thái Lan.
Thái Lan đang thu hút các nhà sản xuất xe điện bằng gói trợ cấp đang trong giai đoạn được gọi là EV 3.5 có hiệu lực từ năm 2024 đến 2027. Ở giai đoạn này, chính phủ Thái Lan sẽ trợ cấp việc mua ô tô, bán tải và xe máy điện, mức độ tùy thuộc vào loại xe cũng như dung lượng pin. Chẳng hạn, xe du lịch động cơ thuần điện có giá dưới 2 triệu baht (1,3 tỉ đồng) và được lắp ráp trong nước có thể nhận trợ cấp từ 50.000 – 100.000 baht (34,5 triệu – 69 triệu đồng). Xe bán tải điện lắp ráp trong nước có thể nhận trợ cấp 100.000 baht.
Ngoài ra, nước này còn có chính sách giảm thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (từ 8% xuống còn 2%).
Nhưng để được hưởng những ưu đãi trên, các công ty phải đảm bảo điều kiện có tỷ lệ xe nhập khẩu so với xe sản xuất trong nước là 1:2 vào năm 2026 và 1:3 vào năm 2027. Về cơ bản, nếu muốn được hưởng ưu đãi, lượng xe Tesla nhập khẩu chỉ được tương đương một nửa lượng xe Tesla sản xuất ở Thái Lan (2026).
Không chỉ Thái Lan, các nước khác ở Đông Nam Á cũng là đích ngắm của nhiều nhà sản xuất.
Ở Malaysia, BYD đang lên kế hoạch mở rộng 40 showroom mới. Trong khi đó, Geely có dự định đầu tư 10 tỷ USD thông qua sự hợp tác với thương hiệu nội địa Proton, bao gồm xây dựng một trung tâm sản xuất.
Ở Indonesia, BYD đã công bố dự án đầu tư trị giá 1,3 tỷ USD làm nhà máy sản xuất xe điện. Toyota và Hyundai đã đầu tư hàng tỷ USD để mở rộng cơ sở sản xuất xe điện. Hãng xe Việt Nam VinFast cũng đặt nhà máy tay lái nghịch ở quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á này.
Theo thông tin từ Bloomberg và Reuters, ngoài thương hiệu nội địa VinFast, Việt Nam sẽ sớm đón nhận luồng đầu tư từ BYD. Ông Wang Chuanfu, chủ tịch BYD, từng bày tỏ mong muốn Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để hãng có thể nhanh chóng hoàn thành các thủ tục đầu tư và tiến hành sản xuất xe điện.
Chưa kể nhiều đơn vị trong nước nhập khẩu và lắp ráp xe điện như TMT Motors với mẫu Wuling và sắp tới có thể thêm Baojun Yep. Công ty cổ phần Thái Bình Hưng Thịnh (Thái Hưng) và Roding Mobility đã ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, sản xuất các dòng xe điện và ô tô điện cỡ nhỏ tại Việt Nam.
Nguồn : Source link