Tin Quốc Tế

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê


Đĩa phanh

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 1.

Những mẫu xe rẻ bèo có thể vẫn còn phanh tang trống. Nhưng phanh đĩa đang thống trị nhờ bền hơn, phanh “ăn” hơn, phục hồi nhanh hơn sau khi bị ướt hoặc bị quá nóng. Ảnh: Carbuzz

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 2.

Phanh đĩa xuất hiện từ năm 1890 nhưng không được ưa chuộng vì Frederick William Lanchester đã sử dụng đĩa đồng. Sau đó, chúng được phát triển trên xe máy nhưng chỉ được chuộng trên xe lửa vào những năm 1930.

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 3.

Đến thập niên 50, phanh đĩa mới thực sự xuất hiện trên ô tô. Jaguar đã sử dụng phanh đĩa Dunlop tại 24 Hours of Le Mans năm 1953. C-Type là chiếc xe đầu tiên đạt tốc độ trung bình trên 160km/h mà vẫn phanh an toàn. Chiếc xe phổ thông đầu tiên sử dụng công nghệ này là Citroen DS.

Động cơ đặt trước, hệ dẫn động cầu trước (FWD)

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 4.

Citroen, Saab và DKW biết FWD từ sớm, nhưng Sir Alexander Arnold Constantine Issigonis mới là người đã thay đổi thế giới khi thiết kế Austin Mini. Ông đã tìm ra rằng nếu động cơ được lắp theo chiều ngang, như chiều ngang của khoang động cơ, thay vì từ trước ra sau thì sẽ gọn gàng hơn nhiều. Nhờ đó, cabin của xe nhỏ có thể rộng rãi hơn mà không làm thay đổi diện tích tổng thể. Ảnh: Carbuzz

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 5.

Đó là một thiết kế đã thay đổi toàn bộ thế giới ô tô và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay trong mọi thứ, từ những chiếc xe nhỏ gọn đến những chiếc SUV cỡ lớn, với một loạt các cấu hình động cơ đã được sử dụng qua nhiều thập kỷ. Những chiếc xe động cơ đặt trước cũng bám đường tốt hơn nhờ trọng lượng của động cơ đè lên các bánh dẫn động và không có trục truyền động phía sau gây cản trở. Ảnh: London Electric Cars

Tăng áp

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 6.

Hệ thống tăng áp có từ thời Gottlieb Daimler vào năm 1855, nhưng một kỹ sư người Thụy Sĩ đã tạo ra bộ tăng áp đầu tiên có khả năng thương mại hóa bằng cách đưa thêm không khí vào động cơ máy bay. Công nghệ này sau đó chuyển sang tàu thủy rồi xe tải động cơ diesel. Vào những năm 1950, các công ty Mỹ đã mở đường cho động cơ tăng áp trên xe cá nhân với Corvair Monza và Oldsmobile Jetfire, nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Vấn đề là độ trễ turbo. Ảnh: Autocar

BMW 2002 Turbo là chiếc xe tăng áp thực sự phổ biến đầu tiên, nhưng nó lại gặp vấn đề về độ tin cậy. Ảnh: Bring A Trailer

Sau đó, Porsche đã sử dụng công nghệ này để tạo ra Porsche 911 Turbo, chiếc xe đường trường nhanh nhất có thể mua vào năm 1974. Ảnh: Bring A Trailer

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 9.

Maserati cho rằng một turbo đã tốt thì hai turbo càng tốt. Do đó, Biturbo (tăng áp kép) ra đời vào năm 1981. Nhưng Porsche còn đi xa hơn nữa khi sử dụng tăng áp kép trên chiếc 959. Ngày nay, chúng ta có tăng áp cuộn đôi (twin-scroll turbo) làm giảm độ trễ tối đa mà sử dụng được cho cả xe hiệu suất lẫn xe tiết kiệm nhiên liệu.

Định vị toàn cầu

Đã có lúc, chúng ta phải sử dụng bản đồ vật lý để điều hướng ô tô. Tất cả đã thay đổi khi Mazda sử dụng Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) của quân đội Mỹ trên chiếc Eunos Cosmo chỉ dành cho Nhật Bản vào năm 1990.

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 11.

Tiền thân trực tiếp của định vị GPS là hệ thống định vị CD-ROM của Toyota lưu trữ bản đồ trong bộ nhớ và hiển thị trên màn hình màu. Thị trường bản đồ vật lý bùng nổ phục vụ những người không có đủ khả năng mua các tùy chọn hoặc chuyển từ ô tô này sang ô tô khác. Giờ đây, hầu hết mọi người đều có hệ thống GPS trên điện thoại, bản đồ được tích hợp vào trong hệ thống thông tin giải trí với Android Auto và Apple CarPlay cùng các tùy chọn điều hướng khác. Ảnh: Carbuzz

Dây an toàn

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 12.

Dây đai an toàn được kỹ sư người Anh George Cayley phát minh vào thế kỷ 19 cho chiếc tàu lượn, nhưng phải đến năm 1946, một bác sĩ người Mỹ ở California mới nảy ra ý tưởng về dây đai an toàn có thể thu gọn. Nash đưa chúng lên ô tô vào năm 1946 nhưng khách hàng thì ghét bỏ. Nó trở thành option của Ford vào năm 1955, nhưng chỉ 2% khách hàng cài đặt.

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 13.

Dây an toàn ba điểm đầu tiên (kiểu chữ Y không thể thu vào) được thiết kế bởi Roger W. Griswold và Hugh DeHaven vào năm 1955. Tuy nhiên, chính Saab đã biến dây an toàn thành tính năng tiêu chuẩn phổ biến khi giới thiệu GT 750 vào năm 1958.

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 14.

Sau đó, nhà phát minh người Thụy Điển Nils Bohlin đã phát triển dây an toàn ba điểm hiện đại, có thể thu gọn vào cho Volvo như chúng ta biết ngày nay. Đặc biệt, Volvo cho sử dụng miễn phí thiết kế này trong toàn ngành.

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 15.

Chẳng mấy ai ngờ, một tính năng “đương nhiên” từng bị phản đối kịch liệt đến mức hai phe phản đối và ủng hộ còn lôi nhau ra tòa.

Tính khí động học

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 16.

Kể từ buổi bình minh của ô tô, các kỹ sư đã hiểu rằng lực cản lớn nhất là không khí. Những tay đua tốc độ vào những năm 1800 đã chế tạo ra những chiếc xe lấy cảm hứng từ thuyền. Năm 1914, Alfa Romeo đã thiết kế chiếc xe tinh gọn đầu tiên được biết đến, nhưng vì quá nặng mà nó chẳng nhanh hơn được là bao.

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 17.

Chiếc xe Rumpler “Tropfenwagen” (xe giọt nước) của Đức năm 1921 đã thành công hơn với Hệ số lực cản (Cd) của nó là 0.28. Thiết kế “tinh giản” đã trở thành xu hướng chủ đạo, như được thấy trong các xe Chrysler Airflow từ năm 1934.

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 18.

Nhưng cuộc đua cải thiện tính khí động học chỉ thực sự bùng nổ vào những năm 1950, bắt đầu từ làng đua xe. Không chỉ giúp xe đi nhanh hơn, nhà nghiên cứu G.E. Lind-Walker còn tạo ra cuộc cách mạng khi chứng minh được rằng tính khí động học còn giúp hiệu quả phanh và vào cua hiệu quả hơn.

Mở khóa không cần khóa

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 19.

Năm 1980, Ford giới thiệu hệ thống mở cửa không cần chìa khóa mà sử dụng mã số được nhập vào từ bàn phím 5 nút gắn trên cửa tài xế. Tuy nhiên, chính Renault ở Pháp đã giới thiệu hệ thống mở xe không cần chìa khóa từ xa đầu tiên vào năm 1982 với Fuego. Sau đó, General Motors đã đưa nó đến với công chúng vào đầu những năm 1990.

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 20.

Giờ đây, chúng ta thậm chí không cần lấy chìa khóa ra khỏi túi để mở cửa xe với chìa khóa thông minh đa năng (Smart key fob). Nghe có vẻ như một sản phẩm của thế kỷ 21 nhưng thực tế hệ thống đầu tiên đã có trên Chevrolet Corvette 1993.

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 21.

Công nghệ này vẫn tồn tại và bước phát triển tiếp theo là thay thế key fob bằng điện thoại.

Hộp số ly hợp kép

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 22.

Hộp số tự động đầu tiên xuất hiện vào năm 1904 nhưng phải đến năm 1939 thì General Motors mới giới thiệu hộp số tự động sản xuất hàng loạt đầu tiên. Hộp số tự động giúp lái dễ dàng hơn nhưng Trong khi hộp số tự động giúp người lái dễ dàng hơn, nhưng bánh răng lại hoạt động không được tốt. Vì vậy, hộp số ly hợp kép (DCT) ra đời.

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 23.

Ý tưởng về DCT bắt nguồn từ một kỹ sư quân sự người Pháp trước Thế chiến thứ hai, nhưng ông chưa bao giờ đưa khái niệm này vào cuộc sống. Chiếc xe hơi đầu tiên được sản xuất với DCT là Hillman Minx của Anh vào năm 1961, nhưng mới là bán tự động. Đua xe đã lên ngôi khi Porsche bắt đầu sử dụng DCT trên chiếc xe 962 C vào năm 1985.

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 24.

Tuy nhiên, phải đến năm 2003, chiếc xe đường trường hiện đại đầu tiên có DCT mới xuất hiện. Volkswagen Golf R32 là chiếc xe đầu tiên sử dụng DCT.

Hệ thống cân bằng điện tử ESC

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 25.

Hệ thống cân bằng điện tử ESC có thể đã cứu nhiều mạng người hơn bất kỳ công nghệ xe hơi nào khác. Mọi phương tiện mới ở Mỹ đều buộc phải có ESC.

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 26.

Về mặt kỹ thuật, Toyota Crown 1983 là chiếc xe đầu tiên có hệ thống “Kiểm soát chống trượt”, nhưng BMW đã cải tiến hệ thống kiểm soát lực kéo với Bosch vào đầu những năm 1990 và áp dụng nó cho toàn bộ dòng xe vào năm 1992. Mercedes, cũng hợp tác với Bosch, đã đưa hệ thống ESC vào sản xuất từ năm 1995 trên chiếc S-Class Coupe cùng lúc với Hệ thống Kiểm soát Độ ổn định xe của Toyota xuất hiện trên Toyota Crown Majesta.

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 27.

Phải mất một thời gian để công nghệ xe hơi này trở nên tương đối rẻ tiền, nhưng vào những năm 2000, hầu hết các nhà sản xuất ô tô đều cung cấp ESC dưới dạng option hoặc tiêu chuẩn. Theo các nghiên cứu của NHTSA, chỉ riêng ESC đã giúp giảm 56% các vụ va chạm xe SUV gây tử vong.

Có ai ngờ những công nghệ này từng bị hắt hủi nhưng giờ đây thịnh hành trên ô tô, không có còn bị chê - Ảnh 28.



Nguồn : Source link

Tin Liên Quan

Back to top button