Chán cuộc sống nhạt nhẽo, cô hiệu phó vay 500 triệu khởi nghiệp, trở thành tỷ phú thế giới với khối tài sản 2,5 tỉ USD


Chu Hiểu Bình sinh tháng 3 năm 1961. Năm 1990, bà tốt nghiệp Đại học Khoa học Y tế Norman Bethune. Sau đó, bà đảm nhận chức vụ giáo viên tại Trường Y tế Vũ Tiến Giang Tô. Nhờ vào sự cần mẫn, tận tâm tận lực, Chu Hiểu Bình đã một mạch thẳng tiến tới chức Giám đốc phòng học vụ, và cuối cùng được thăng lên chức hiệu phó.

Vào những năm 1990, làn gió khởi nghiệp từ nước ngoài đã khiến các thanh niên sôi sục. Thế nhưng, theo quan niệm truyền thống, kinh doanh vốn là việc của đàn ông, còn phụ nữ chỉ nên ở nhà chăm sóc gia đình. Vốn là một cô gái có cá tính và ưa thử thách, Chu Hiểu Bình đã đấu tranh nội tâm rất nhiều: “Mình thật sự muốn sống một cuộc đời nhạt nhẽo vậy sao?”

Vào thời điểm đó, Trường Y tế Vũ Tiến rất khuyến khích các hoạt động kinh doanh. Năm 1993, Chu Hiểu Bình đã cùng bố góp 40.000 NDT, cộng với 110.000 vay mượn từ người thân (tổng gần 24.000 USD, khoảng 550 triệu đồng) để hợp tác cùng trường học thành lập Nhà máy đèn ô tô Wujin Xingyu, sản xuất đèn cho một số dòng xe cấp thấp.

Xuất thân là một giáo viên, không biết về công việc kỹ thuật sản xuất đèn pha, Hiểu Bình đã để bố quản lý nhà máy, còn bà làm nhân viên bán hàng. Hàng ngày, bà cầm theo một bình trà lớn rồi đạp xe, đi xe buýt, tàu hỏa… đến các cơ sở sản xuất máy kéo, xe gắn máy hoặc phụ tùng ô tô ở địa phương và lân cận để tiếp thị sản phẩm. Mới đầu tuy vất vả nhưng nhưng bà cũng đã đạt hiệu quả rõ rệt.

Năm 1997, trường học rút khỏi quyền quản lý, Chu Hiểu Bình và bố hoàn toàn nắm cổ phần và trở thành chủ sở hữu của nhà máy.

Sau khi nghỉ làm giáo viên, Chu Hiểu Bình dành toàn tâm toàn lực phát triển công ty, nâng cao và cập nhật kỹ thuật đèn pha xe tải. Hai năm sau, doanh thu của công ty đã đạt 10 triệu NDT (khoảng 1,5 triệu USD) và có chỗ đứng trong ngành công nghiệp sản xuất đèn ô tô. Không dừng lại ở đó, cô tiếp tục nghiên cứu thị trường và quyết định phát triển thêm đèn cho dòng xe du lịch.

Thế nhưng, kinh doanh không phải lúc nào cũng có thể thuận buồm xuôi gió.

Năm 1977, Chu Hiểu Bình tràn đầy tự tin tìm đến FAW để đặt vấn đề hợp tác. Tuy nhiên, bà đã bị từ chối với lý do “sản phẩm không đủ tiêu chuẩn. Hiểu Bình không bỏ cuộc, vẫn kiên trì thuyết phục và dưới sự quyết tâm của bà, đối tác đã đồng ý cho bà một cơ hội. Đồng thời họ cũng đưa ra những yêu cầu kỹ thuật mới, khiến bà phải đau đầu.

Việc nghiên cứu và phát triển đèn xe con khác với đèn xe tải, yêu cầu về tuổi thọ và độ kín cao hơn rất nhiều. Vì vậy, muốn đáp ứng các yêu cầu của FAW, các tiêu chuẩn trước đó đều phải được thiết lập lại hết.

Trước tình hình đó, Chu Hiểu Bình đã quyết định đầu tư 80 triệu NDT (gần 13 triệu USD) để nâng cấp công nghệ, cải tạo nhà xưởng, tập trung sản xuất ra loại đèn pha có thể sánh ngang với các hãng xe lớn. Số tiền ấy gần như là tiền lãi của nhà máy trong suốt mấy năm làm ăn.

Tất nhiên tiền chỉ giải quyết được một phần. Để khắc phục những vấn đề về kỹ thuật, Chu Hiểu Bình và các kỹ thuật viên đã ngày đêm nghiên cứu. Sau khi cho ra được thành phẩm, cô đã đích thân đưa các kỹ thuật viên đến FAW để chạy thử đèn.

Chất lượng tuyệt vời của đèn đã nhận được sự công nhận và khen ngợi của các OEM (Nhà sản xuất phụ tùng gốc) nổi tiếng. Điều quan trọng nhất là với công nghệ tiên tiến của mình, nhà máy đèn ô tô của Chu Hiểu Bình đã thu hút được sự hợp tác của BBA, Honda, Volvo và các hãng ô tô khác.

Năm 2000, đèn pha của Xingyu được sử dụng lần đầu tiên trong lô xe FAW-Volkswagen. Cùng với việc nhu cầu mua xe ô tô của người dân tăng lên, Xingyu đã đạt thu nhập hàng năm lên tới hơn 100 triệu NDT (gần 16 triệu USD). Hướng nghiên cứu và phát triển của Xingyu cũng phát triển sang đèn thông minh.

Hệ thống đèn ô tô của Changzhoy Xingyu (Ảnh: Internet)

Trong 7 năm liên tiếp, Xingyu đã trụ vững trong top 5 doanh nghiệp có điểm kiểm tra an toàn đứng đầu khu vực Thường Châu. Điều đáng nói là ngoài Xingyu là công ty tư nhân ra, 4 doanh nghiệp còn lại đều thuộc sở hữu của Toyota Nhật Bản.

Hầu hết các công ty khi đã lớn mạnh sẽ tìm cách niêm yết cổ phiếu , và con đường niêm yết của cổ phiếu của Xingyu không hề suôn sẻ.

Quyền sở hữu của cổ phiếu Xingyu vốn nằm trong tay 5 quản lý cấp cao và 2 công ty chứng khoán. Năm 2008, Chu Hiểu Bình muốn lấy lại số cổ phiếu trên, hy vọng toàn bộ công ty sẽ thuộc sở hữu của gia đình, thế nhưng công ty chứng khoán đã trở mặt.

May mắn thay, sau những lùm xùm, Chu Hiểu Bình đã giành được quyền sở hữu công ty về tay gia đình. Năm 2011, Changzhou Xingyu đã được niêm yết thành công và là công ty đầu tiên trong ngành sản xuất đèn ô tô được niêm yết trên thị trường chia sẻ A của Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải.

Với việc niêm yết cổ phiếu của Changzhou Xingyu, giá trị tài sản ròng của Chu Tiểu Bình đã vượt 3,2 tỉ NDT. Chỉ tính riêng giá trị thị trường chứng khoán, Chu Hiểu Bình đã trở thành người phụ nữ giàu nhất Giang Tô.

Năm 2020, Changzhou Xingyu đã đầu tư khoảng 468 triệu NDT để khởi công xây dựng nhà máy tại Serbia. Sau khi dự án hoàn thành, dự án sẽ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh đèn ô tô, với công suất sản xuất hàng năm là 6 triệu bóng đèn các loại.

Xingyu xây nhà máy đèn ô tô trị tại Serbia (Ảnh: Internet)

Cùng với sự tăng trưởng ổn định của công ty, giá trị tài sản ròng của Chu Hiểu Bình liên tục tăng. Tháng 3 năm 2020, Chu Hiểu Bình đứng thứ 31 trong danh sách Phụ nữ giàu có tự thân Toàn cầu của Hurun với khối tài sản 16 tỉ NDT (khoảng 2,5 tỉ USD).

Sau khi doanh nghiệp đã đi vào giai đoạn ổn định, bà đã học và lấy bằng EMBA tại Trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc Âu Châu. Có thể thấy, thành công của Chu Tiểu Bình không chỉ là thành quả của sự nhạy bén với các cơ hội kinh doanh, mà còn nhờ vào sự kiên trì, nghị lực và không ngừng học hỏi của chính bà.

Nguồn: Tổng hợp Baidu, Sohu



Nguồn : Source link