Tin Quốc Tế

Cảnh sát nói “anh không sai nhưng chưa đủ hiểu luật”


Tưởng đúng nhưng lại sai – bài học đắt giá từ một sự cố nhỏ

Vào một buổi sáng cuối tháng Ba, trên tuyến cao tốc chạy qua tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), một sự cố nhỏ đã mang lại bài học lớn cho một người đàn ông. Khi chiếc lốp xe bất ngờ bị xẹp giữa đường, anh lập tức bật đèn cảnh báo nguy hiểm, đưa xe vào làn đường khẩn cấp và nhanh chóng bắt tay vào việc thay lốp dự phòng.

Mọi thao tác diễn ra nhanh nhẹn, có vẻ rất hợp lý và đúng quy trình. Thế nhưng, khi vẫn còn đang thay dở lốp, anh bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại. Hậu quả không chỉ là bị phạt hành chính mà còn bị trừ thẳng 12 điểm trên giấy phép lái xe.

Người đàn ông không giấu được bức xúc hỏi: “Lốp xe bị xẹp chẳng phải là tình huống khẩn cấp sao? Tại sao lại tôi không được phép thay ở làn khẩn cấp?” Tuy nhiên, câu trả lời từ phía cảnh sát khiến anh phải im lặng suy nghĩ rất lâu: “Anh không sai, nhưng anh chưa hiểu hết luật”.

Thực tế, đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Nhiều tài xế khi gặp sự cố trên cao tốc vẫn nghĩ rằng chỉ cần đưa xe vào làn khẩn cấp, bật đèn và tự sửa chữa là hợp lý. Nhưng chính suy nghĩ tưởng chừng hợp lý ấy lại tiềm ẩn nguy cơ lớn – không chỉ là vi phạm luật mà còn đe dọa trực tiếp đến an toàn của bản thân và người khác.

Theo quy định của Luật An toàn Giao thông Đường bộ Trung Quốc, khi phương tiện gặp sự cố trên đường cao tốc, người điều khiển phải bật đèn cảnh báo khẩn cấp ngay lập tức, sau đó liên hệ với cảnh sát giao thông hoặc lực lượng cứu hộ qua để được hỗ trợ. Tuyệt đối không được tự ý sửa xe hay để hành khách lên xuống khi chưa được phép.

Làn đường khẩn cấp không phải là nơi dành cho việc sửa chữa mà là khu vực tạm thời để bảo vệ an toàn cho người và phương tiện trong lúc chờ lực lượng chức năng đến xử lý. Hiểu nhầm chức năng của làn khẩn cấp không chỉ khiến người tài xế mất điểm bằng lái, mất tiền, mà trong nhiều trường hợp còn đánh mất cả cơ hội giữ lại mạng sống.

Cái giá của một sự hiểu lầm

Không ít tài xế vẫn tin rằng: khi xe gặp sự cố trên cao tốc, việc dừng vào làn khẩn cấp và tự khắc phục là điều đương nhiên, thậm chí là hành động đúng đắn. Nhưng điều mà nhiều người không lường trước được, chính là làn khẩn cấp là khu vực nguy hiểm bậc nhất trên đường cao tốc. Với tốc độ di chuyển cao, tầm nhìn bị hạn chế và khoảng cách xử lý rất ngắn, chỉ một giây sơ suất có thể đổi lấy một mạng người.

Người đàn ông thay lốp ở làn khẩn cấp, bị trừ 12 điểm và phạt hành chính: Cảnh sát nói

Một tai nạn thương tâm từng xảy ra tại tỉnh Giang Tô là minh chứng rõ ràng cho điều đó. Khi xe bị xẹp lốp bất ngờ, người tài xế đã lập tức dừng vào làn khẩn cấp và cúi xuống thay lốp. Trong lúc anh đang thao tác, một chiếc xe tải lao đến từ phía sau. Tài xế xe tải không kịp xử lý vì tầm nhìn bị che khuất và cú va chạm chí mạng đã cướp đi mạng sống của người đàn ông ngay tại chỗ.

Đây không phải là trường hợp cá biệt. Chỉ tính riêng trong năm 2023 tại Trung Quốc đã có hơn 800 người đã thiệt mạng trong các vụ tai nạn “thứ cấp” – tức là tai nạn xảy ra sau khi xe dừng tại làn khẩn cấp. Những con số đau lòng đó phản ánh một thực tế đáng lo ngại: rất nhiều người vẫn chưa hiểu đúng chức năng của làn khẩn cấp. Nó không phải nơi để sửa xe, mà là nơi tạm thời giữ bạn an toàn, để chờ lực lượng cứu hộ chuyên trách can thiệp.

Không chỉ vậy, 70% các vụ tai nạn gây chết người trên cao tốc có liên quan đến sự cố lốp xe. Khi xe đang chạy ở tốc độ cao, nếu lốp bất ngờ xẹp hoặc nổ, chiếc xe rất dễ mất kiểm soát, trượt khỏi làn đường, hoặc thậm chí lật nhào. Trong tình huống như vậy, việc xử lý sai. dù xuất phát từ ý tốt – lại có thể khiến hậu quả trở nên thảm khốc hơn.

Tham gia giao thông không chỉ đòi hỏi kỹ năng lái xe, mà còn đòi hỏi sự hiểu biết đúng đắn về luật pháp và các nguyên tắc an toàn. Một hành động tưởng như hợp lý như tự thay lốp ở làn khẩn cấp có thể là sai lầm chết người nếu không hiểu đúng quy định và không đánh giá đúng rủi ro.

Bài học ở đây không phải chỉ để tránh bị phạt, mà là để bảo toàn mạng sống cho chính bạn và những người xung quanh. Khi gặp sự cố trên cao tốc, việc cần làm là: dừng xe đúng nơi quy định, bật đèn cảnh báo, đưa người vào khu vực an toàn và gọi cứu hộ đến.

 (Sohu)



Nguồn : Source link

Tin Liên Quan

Back to top button