Tin Quốc Tế

Bán đắt hàng nhưng không có lãi


Nỗi khổ khó nói của những hãng xe điện mới nổi: Bán đắt hàng nhưng không có lãi - Ảnh 1.

Tờ Bloomberg nhận định, Zhejiang Leapmotor Technologies – một hãng xe điện Trung Quốc có vấn đề cần phải lo lắng hơn là thương vụ IPO thảm họa trên sàn Hong Kong vào tuần trước. Trong khi mẫu xe ô tô mini T03 của họ đã cháy hàng, giống như những mẫu của Nio và Xpeng tại Trung Quốc. Nhưng, công ty này vẫn chưa có lãi.

Doanh thu của dòng xe điện 4 chỗ ngồi này là trung tâm thành công của Leapmotor, chiếm ¾ tổng lượng đơn hàng giao được của startup này kể từ khi thành lập.

Hồi tháng 9, Leapmotor đã giao được 11.039 xe, tăng 200% so với 1 năm trước, xếp thứ 3 trong danh sách những startup xe điện nội địa Trung Quốc, chỉ sau Hozon New Energy Automobile.

Tuy nhiên, dù nổi tiếng như vậy nhưng mẫu xe T03 có mức giá khá rẻ, khởi điểm chỉ 79.500 NDT (11.200 USD). Kết quả là, Leapmotor thua lỗ nặng, biên lợi nhuận gộp của công ty trong quý 2 ở mức âm 25,6%, so với mức 11% và 21,5% của 2 đối thủ xếp liền trước họ.

Nỗi khổ khó nói của những hãng xe điện mới nổi: Bán đắt hàng nhưng không có lãi - Ảnh 2.

Leapmotor đang cố gắng nâng cao chuỗi giá trị. Mẫu C11 SUV của họ và mẫu mới sedan C01 có giá từ 180.000 NDT đến 290.000 NDT. Cũng theo dự báo của Frost & Sullivan, thị trường xe điện cao cấp là phân khúc dự đoán cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh nhất vào năm 2023. “Khởi đầu từ vị thế rất thấp trong thị trường, tôi nghi ngờ khả năng chống chịu của Leapmotor”, theo Jochen Siebert – Giám đốc quản lý tại JSC Automotive. “Họ phải đi cao hơn. Đó là cách duy nhất họ có thể tồn tại”.

Nhưng, thúc đẩy năng suất sẽ không dễ.

Leapmotor chỉ có một nhà máy có khả năng sản xuất 200.000 chiếc tại Jinhua đang hoạt động – trong khi nhà máy thứu 2 tại Hàng Châu vẫn chưa thể sản xuất cho tới cuối năm 2023.

Con đường để công ty tăng quy mô gần như phụ thuộc vào sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế, sản xuất, chuỗi cung ứng và không được phép xảy ra chậm trễ ở bất kỳ khâu nào.

Đại diện Leapmotor nói qua email rằng công ty lên kế hoạch “dần dần tăng sản lượng, cùng với tốc độ tăng trưởng doanh thu”. Khoảng 1/4 trong số 800 triệu USD huy động được qua việc IPO trên sàn Hong Kong sẽ được “dùng để nâng cao năng lực sản xuất khi tiếp tục mở rộng quy mô”.

Việc mở rộng ra bên ngoài Trung Quốc cũng là một hướng mới để tăng tốc độ tăng trưởng doanh thu.

Hồi tháng 9, Leapmotor đã lần dầu tiên tiến bước ra nước ngoài, xuất khẩu 60 chiếc T03 đến Israel và họ cũng đang nhắm tới thị trường châu Âu. Dù người tiêu dùng nước ngoài đôi khi vẫn lo ngại tính năng trợ lý giọng nói của họ sử dụng của startup trong danh sách đen bảo mật của Mỹ. Tuy nhiên, một chuyên gia nhận định: “Đó không phải là điểm đáng lưu tâm. Điều quan trọng hơn với Leapmotor là đến được vùng có lãi”.

Nỗi khổ khó nói của những hãng xe điện mới nổi: Bán đắt hàng nhưng không có lãi - Ảnh 3.

Mặc cho tất cả những khó khăn đó, Leapmotor dường như vẫn nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ người tiêu dùng tại Trung Quốc. Dòng xe với đa dạng màu sắc của họ nhắm tới các khách hàng tại thị trường đại chúng cấp thấp và những người ở các thành phố nhỏ hơn muốn một chiếc xe điện vừa thân thiện môi trường, vừa rẻ.

Mặc dù có thiết kế nhỏ gọn, T03 được trang bị hai màn hình bảng điều khiển với điều khiển cảm ứng, trợ lý giọng nói AI, công nghệ lái xe tự động sơ bộ và các tính năng kết nối dựa trên điện thoại. Pin của T03 cũng đi được 402 km mỗi lần sạc – khá tốt so với một vài mẫu xe điện lớn hơn.

Một người mua xe tại Trung Quốc đã chụp hình bên chiếc T03 và đăng tải lên mạng xã hội với lời chia sẻ : “Đây là thứ tốt nhất với ngân sách của tôi”.

“T03 là mẫu tốt nhất bạn có thể mua với giá dưới 100.000 NDT”, theo Zhang Xiang – một chuyên gia ô tô. “Những tính năng của T03 tốt hơn các mẫu khác trong phân khúc thấp. Nó thật sự nổi bật”.

Nguồn: Bloomberg



Nguồn : Source link

Tin Liên Quan

Back to top button