10 vũ khí kỳ lạ nhất từng được phát minh


Người Pháp đã phát minh ra “bazooka Vespa”. Đó là chiếc xe tay ga Vespa được trang bị pháo chống giáp hạng nhẹ – súng không giật M20 cỡ 75 mm. Gần 600 chiếc “bazooka Vespa” với màu tiêu chuẩn là màu ô liu hoặc màu cát đã được chế tạo vào những năm 1950. Chi phí sản xuất xe này tương đối rẻ, Vespa có giá khoảng 500 USD vào thời điểm đó, và khẩu M20 của Mỹ rất sẵn. Chiếc xe chở vũ khí chỉ có thể đạt tốc độ 40 dặm/giờ và được lính dù Pháp sử dụng. Chúng được thả theo từng cặp từ máy bay, trên một pallet đặc biệt đặt trên đệm là các kiện cỏ khô.

Vào cuối Thế chiến II, Đức Quốc xã đã gá một nòng cong vào phần cuối nòng súng trường MP-44. Nó được biết đến với cái tên “Krummlauf” và cho phép binh lính bắn qua chướng ngại vật mà không để lộ vị trí trước của kẻ thù, hoặc bắn các góc từ một vị trí an toàn. Sự phát triển của nòng cong bắt đầu sớm nhất vào năm 1943 khi nòng 20 mm được gắn vào súng trường 8 mm.

Nhiều phiên bản của Krummlauf đã được tạo ra với các mức độ cong khác nhau: 30, 45 và 60 độ. Một loại nòng đã được uốn cong 90 độ để sử dụng từ các phương tiện bọc thép. Thử nghiệm cho thấy, phần hình trụ của viên đạn sẽ vỡ thành hai ở phần nòng phụ. Súng chỉ thích hợp để cận chiến, và trên thực tế, Đức Quốc xã đã phát minh ra loại vũ khí này chỉ nhằm mục đích đó.

Nha sĩ người Mỹ Lytle S. Adams đã bị ấn tượng bởi sức bay của loài dơi và đã nảy ra ý tưởng bom dơi. Bom dơi là loại bom cháy hẹn giờ do Mỹ tạo ra, mỗi quả được gắn vào một con dơi ngủ đông. Ý tưởng là phóng thích những con dơi vào lúc bình minh, và chúng sẽ chui vào các gác mái trong bán kính 40 dặm. Bom được kích hoạt và gây ra hỏa hoạn các công trình xây dựng bằng gỗ và giấy trong các thành phố Nhật Bản, cuối cùng gây ra các vụ nổ, cháy lan rộng.

Sau một cuộc tìm kiếm, dơi đuôi dài Mexico đã được chọn. Một chất lỏng rất dễ cháy được gọi là bom napalm được đựng trong một viên con nhộng và dính vào những con dơi bằng chất kết dính. Mọi thiết bị gây cháy được hẹn giờ phát nổ sau 30 phút. Tuy nhiên, ngay khi bom dơi chuẩn bị hoạt động, chúng đã bị các quan chức cấp cao gạt sang một bên bởi họ đã có một loại vũ khí bí mật khác là bom nguyên tử.

Móng vuốt Archimedes là một vũ khí chống tàu cổ đại được Archimedes phát triển để bảo vệ các bức tường thành hướng ra biển của thành phố Syracuse. Đó là một vũ khí được trang bị cần cẩu với một móc nhọn cho phép người dùng nâng mũi tàu của kẻ tấn công lên và thả nó xuống, khiến con tàu bị lật úp hoặc ít nhất là đối mặt với thiệt hại nặng nề. Vũ khí phòng thủ kỳ lạ này đã được đưa vào sử dụng trong Chiến tranh Punic lần thứ hai vào năm 214 trước Công nguyên.

Blue Peacock là một mìn hạt nhân công suất 10 kiloton do người Anh phát triển vào những năm 1950 chứa gà, thức ăn và nước uống. Quả mìn sẽ được kích nổ bởi một bộ đếm thời gian hoặc một sợi dây cách đó ba dặm. Vì nó được chôn dưới lòng đất và cho nổ vào một thời điểm không xác định trong tương lai, nên việc chờ đợi có thể khiến các thiết bị điện tử bên trong vũ khí sẽ bị đóng băng trước khi nó được sử dụng, nhiệt từ gà được kỳ vọng sẽ giữ cho các thiết bị điện tử hoạt động. Chiến dịch Blue Peacock sẽ được thực hiện ở Tây Đức và nhằm vào quân đội Liên Xô theo giả thuyết sẽ xâm nhập phần còn lại của châu Âu. Sau khi sản xuất hai nguyên mẫu, chiến dịch Blue Peacock đã bị bỏ dở vì hai lý do: lượng bụi phóng xạ hạt nhân từ vụ nổ là rất lớn và việc chôn giấu một vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ đồng minh là điều không hề dễ dàng.

Tương tự như súng phun lửa, Lửa Hy Lạp là một vũ khí gây cháy rất hiệu quả, được phát triển bởi người Byzantine vào thế kỷ thứ bảy. Siêu vũ khí của Byzantines đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để phòng thủ và công thức bí mật của nó chỉ được truyền từ hoàng đế này sang hoàng đế khác cho đến khi họ sụp đổ vào năm 1453. Lửa Hy Lạp có ý nghĩa quan trọng đến mức Hoàng đế Romanos II đã tuyên bố rằng bí mật của nó không bao giờ được đến tay kẻ thù của họ. Thành phần hóa học chính xác của nó vẫn chưa được biết.

Một vũ khí được gọi là “Chiếc ô của người Bungari” có buồng chứa có thể bắn ra chất độc ricin. Khi nhấn nút kích hoạt trên tay cầm, nó sẽ kích hoạt một xi lanh khí nén, từ đó bắn ra một viên nhỏ có chất độc vào khu vực được nhắm mục tiêu. Một khi chất độc ricin được tiêm vào cơ thể nạn nhân, cái chết từ từ và không thể ngăn cản sẽ diễn ra. Vũ khí này được cho là đã được sử dụng trong vụ ám sát nhà văn bất đồng chính kiến ​​người Bulgaria tháng 9/1978 tại London. Nạn nhân nghĩ rằng mình bị ong đốt và chỉ chết 4 ngày sau đó. Chiếc ô độc có thể được tìm thấy trong Bảo tàng Gián điệp Đức.

Các con đập của Đức được bảo vệ từ phía trước bằng lưới ngư lôi, vì vậy người Anh đã phải tìm một giải pháp để tấn công các công trình. Họ đã phát minh ra “bom nhảy” được để đánh mục tiêu là các con đập của Đức. Kỹ sư thiết kế bom nhảy là Barnes Wallis đã khá thành công khi tấn công các đập của Đức ngày 17/5/1943. Quả bom đầu tiên đã nhảy từ 5 đến 6 lần trước khi chìm gần tường đập, và áp lực của nước đã khiến nó phát nổ, khiến nhiều binh sĩ Đức thiệt mạng.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, người Nga đã chế tạo một chiếc xe tăng với hai bánh có đường kính 9m, trông giống như một chiếc xe ba bánh. Được biết đến với cái tên “xe tăng Sa hoàng”, con quái vật nặng 60 tấn và có chiều cao bằng một tòa nhà ba tầng này cần 15 người đàn ông để điều khiển. Đến giữa năm 1915, chiếc Xe tăng Sa hoàng đầu tiên và duy nhất đã sẵn sàng, có khả năng hạ gục cả một pháo đài. Dự án đã bị bỏ dở vì xe không thể di chuyển nhanh. Trọng tâm của nó ở quá xa, và động cơ của nó không đủ mạnh. Hơn nữa, Xe tăng Sa hoàng được cho là quá dễ bị tấn công bởi pháo. Nguyên mẫu bị bỏ rơi chỉ đơn giản là sa lầy và bị bỏ lại ở đó cho đến năm 1923.

Panjandrum là một xe chở lượng lớn chất nổ được đẩy bằng nhiều tên lửa, do người Anh thiết kế trong Thế chiến II. Trên thực tế, đó là hai bánh xe được nối với nhau bằng một quả bom và các động cơ tên lửa. Còn được gọi là “Great Panjandrum”, vũ khí này được cho là sử dụng để đột nhập vào các tuyến phòng thủ và công sự ven biển của Đức Quốc xã như Bức tường Đại Tây Dương vào D-Day.

Ý tưởng là dùng xe đẩy để phá bức tường và tạo ra một khoảng trống đủ lớn để xe tăng có thể xâm nhập. Trong lần thử nghiệm cuối cùng, các bánh xe bị vỡ, tên lửa nổ tung bay về mọi hướng. Panjandrum không bao giờ được sử dụng trong thực chiến./.



Nguồn : Source link