Với nhiệt độ bốc lên từ mặt đường với ảnh hưởng từ ánh nắng trực tiếp dưới trời nắng lên tới 39 – 40 độ C, nhiệt độ trong xe có thể lên tới 60 độ C hoặc cao hơn khiến nhiều vật dụng để trong xe có nguy cơ phát nổ, và gây ra hoả hoạn… Vậy những loại đồ vật nào không nên để trong xe trong mùa hè?
Dung dịch sát khuẩn
Những ngày này, Hà Nội và những tỉnh phía Bắc đang trải qua một đợt nắng nóng khủng khiếp, với nhiệt độ ngoài trời đo trên nắp ca-pô có thể lên tới gần 50 o C, và đây là một trong những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cháy xe nếu chẳng may người dùng để quên dung dịch sát khuẩn trong xe.
Các dung dịch sát khuẩn có chứa thành phần cồn dễ cháy, với 70% là ethanol (cồn) – một chất dễ bốc hơi, dễ cháy. Vào những ngày trời nắng, dưới tác dụng của sức nóng do mặt trời chiếu vào, các bình chứa này có thể bị vỡ do áp suất tăng và trở nên vô cùng nhạy cảm với một nguồn cháy nào đó để gây ra một vụ hoả hoạn.
Ngoài ra cũng nên lưu ý việc tiếp xúc với nguồn lửa khi vừa rửa tay xong, trường hợp cháy xe vừa qua tại Mỹ là một ví dụ; Tài xế vừa rửa tay cồn sát khuẩn đã bật lửa hút thuốc và hậu quả là mất nguyên chiếc xe.
Khắc phục: Bạn có thể dùng loại chai nhựa, có dung tích nhỏ và để tránh ánh nắng trực tiếp, gầm ghế ngồi là một ví dụ.
Đồ điện tử: máy tính, máy tính bảng, và cả điện thoại.
Các thiết bị này phần lớn đều được làm từ kim loại, dẫn nhiệt nhanh nên nhiệt độ cao sẽ làm các vi mạch điện tử, điện trở nóng lên bất thường, từ đó làm giảm tuổi thọ hoặc nặng hơn là có thể không sử dụng được.
Khắc phục: Trong trường hợp bắt buộc phải để lại xe, hãy cất các vật dụng này trong túi, balô hoặc bao đựng kín, tránh tiếp xúc với không khí nóng trong xe hoặc ánh nắng trực tiếp từ cửa kính.
Các loại đồ đóng hộp kín
Các loại đồ đóng hộp kín, các loại đồ dung môi dễ cháy như bật lửa ga, bình cứu hỏa, sơn xịt, các loại nước giải khát đóng lon/chai… Thực tế đã ghi nhận một số trường hợp bật lửa hay bình cứu hỏa phát nổ khi để trong xe dưới nhiệt độ cao, làm hư hỏng và gây lo lắng cho người sử dụng.
Khắc phục: Bình cứu hỏa là vật thực sự cần thiết cho mỗi chiếc xe, nhưng khi để bên trong xe dưới trời nắng, nên đảm bảo vừa dễ lấy khi cần kíp và tìm chỗ tránh nắng trực tiếp hoặc có thể bỏ tạm vào bên trong chiếc hộp kín mà bạn vẫn hay dùng để đựng nước khi đi xe. Đối với các loại pin dự phòng điện thoại, pin nhiên liệu, nên cất vào chỗ kín, tránh tiếp xúc với ánh nắng cũng như hấp thụ nhiệt từ không khí. Nếu không thực sự cần thiết, hay cất ở nhà để đảm bảo an toàn.
Đồ mỹ phẩm, đồ ăn uống, thuốc kem…
Đồ mỹ phẩm, đồ ăn uống, thuốc kem, hóa chất tẩy trang, chất tẩy sơn móng chân/tay là những loại dung môi rất dễ bốc hơi khi gặp không khí nóng, điều này không chỉ khiến bạn phải thường xuyên mua mới mà nguy hiểm hơn là các khí bốc hơi rất dễ tạo ra các chất không tốt cho sức khỏe, đặc biệt khi kết hợp cùng khí benzen ở các loại nhựa bên trong nội thất – một độc tố dễ gây ung thư.
Còn đối với các loại đồ ăn dự phòng, ở thời tiết nắng nóng này, tốt nhất là bỏ ra khỏi xe, bởi nhiệt độ cao rất dễ khiến các loại thực phẩm hư hỏng và đôi khi không tốt cho sức khỏe khi sử dụng.
Nguồn : Source link