Một trong những tiêu chí khiến ô tô hiện nay có giá cao hơn là xe được trang bị nhiều tiện ích, nhiều hệ thống hỗ trợ an toàn cho lái xe hơn. Nhưng vì nhiều lý do, những hệ thống an toàn lại được cố tình dùng sai cách hoặc tắt đi.
Không cài dây an toàn đúng cách
Dây an toàn 3 điểm được coi là trang bị an toàn hành khách tiêu chuẩn ở mọi xe. Trong luật giao thông đường bộ hiện nay, việc cài dây an toàn ở mọi vị trí ngồi được trang bị dây an toàn là bắt buộc. Tuy nhiên thực tế nhiều người vẫn coi dây an toàn là trang bị chỉ cần thiết cho lái xe và rất nhiều người chỉ thắt dây an toàn khi đi đường cao tốc. Trong khi di chuyển bình thường họ lại cho rằng dây an toàn khá vướng víu và không cần thiết.
Những chốt cài dây an toàn rất dễ mua và rẻ nhưng không nên sử dụng.
Việc không cài dây an toàn đúng cách sẽ mang tới nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông. Hầu hết các xe sẽ không bung túi khí nếu dây an toàn không được thắt. Trong khi nếu có va chạm, túi khí bung khi người lái không thắt dây an toàn sẽ dẫn tới chấn thương. Bên cạnh đó việc không cài dây an toàn có thể bị phạt từ 800.000 đến 1.000.000 đồng.Các mẫu xe hiện nay đều phát ra cảnh báo khi xe di chuyển nhưng dây an toàn chưa được thắt. Để loại bỏ những âm thanh này, nhiều người đã tìm mua những bộ chốt, cài vào đầu dây trên xe. Sau khi cài, chiếc xe sẽ bị đánh lừa là dây an toàn đã thắt.
Tắt cảnh báo điểm mù, cảnh báo va chạm
2 loại cảnh báo này đã được trang bị trên nhiều mẫu xe tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Thời gian đầu, các loại cảnh báo này ngoài hiện thông báo bằng đèn, hiện trên màn hình chính còn phát ra âm thanh.
Điều này khiến cho nhiều chủ xe quyết định tắt hết mọi cảnh báo vì điều kiện giao thông thường xuyên tắc đường, hay có xe máy di chuyển qua các góc khó quan sát.
Hệ thống cảnh báo điểm mù là trang bị an toàn hữu dụng nhưng người lái trong nội thành lại muốn tắt vì thường xuyên cảnh báo âm thanh. |
Hiện nay, các xe tại Việt Nam được trang bị công nghệ này đều đã có tùy chọn cách thông báo cho lái xe. Chủ xe có thể thiết lập việc cảnh báo chỉ qua các đèn trên gương, cột A hoặc hiển thị trên màn hình trung tâm.
Việc tắt hoàn toàn các hệ thống cảnh báo này là việc không nên vì nó hỗ trợ rất nhiều trong các trường hợp khó quan sát khi lái xe.
Hiểu sai thông báo cảm biến áp suất lốp
Khá nhiều chủ xe hay đăng lên các nhóm sử dụng xe rằng tại sao đã bơm lốp nhưng xe vẫn hiện thông báo kiểm tra áp suất bánh xe.
Bình thường, xe phải di chuyển được một đoạn đường, áp suất bánh xe mới được đo lại. Khi đó cảnh báo trên bảng đồng hồ mới biến mất.
Nhưng trong quá trình tham gia giao thông, nếu thấy thông báo áp suất lốp bị thiếu hơi, chủ xe nên kiểm tra bánh xe của mình ngay vì có thể lốp đã thực sự thủng.
Cảnh báo quá tốc độ chậm hơn thực tế
Rất nhiều ô tô trên thị trường hiện nay chưa có công nghệ nhận dạng biển báo giao thông. Như vậy, thông tin về tốc độ tối đa trên các tuyến đường thường nằm sẵn trong bản đồ của hệ thống dẫn đường trên xe. Khi hệ thống định vị của xe xác định xe đang chạy quá tốc độ giới hạn, hệ thống sẽ phát âm than cảnh báo qua các loa trên xe.
Nhiều hệ thống định vị trên xe thường nhận tốc độ xe chậm hơn thực tế. |
Nhưng thực tế rất nhiều hệ thống giải trí trên xe có GPS nhận tốc độ chậm hơn thực tế từ 5-10km/h. Đây cũng là mức đã bị xử phạt. Do đó để đảm bảo xe luôn đi đúng tốc độ giới hạn, lái xe nên nhìn đồng hồ trung tâm của xe, kết hợp với thông tin giới hạn tốc độ của hệ thống định vị, thay vì chờ hệ thống này phát âm thanh cảnh báo quá tốc độ.
Nguồn : Source link