Khoản chi phí không ngờ tới khi sở hữu một hệ thống an toàn ô tô hiện đại
Tại Mỹ, chỉ riêng việc bổ sung túi khí phía trước đã giúp giảm thiểu 50.000 ca tử vong vì tai nạn giao thông trong giai đoạn 1987 – 2017. Trong khi đó, một nghiên cứu gần đây của Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) đã cho thấy dây đai an toàn đã cứu mạng khoảng 330.000 tay đua trong giai đoạn 1960 – 2012.
Rõ ràng, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ, những chiếc xe hơi chế tạo gần đây đã được trang bị thêm nhiều loại thiết bị hỗ trợ phát hiện và tránh va chạm độc đáo.
Các tính năng của hệ thống an toàn ô tô đã trở thành một phần quen thuộc với người sử dụng, từ camera lùi cho đến đèn nhấp nhấp nháy để cảnh báo điểm mù trên gương xe hơi, giúp người lái xe hạn chế tối đa rủi ro từ các vùng không quan sát được khi chuyển làn được hoặc lùi vào chỗ đỗ xe.
Bên cạnh đó, các công nghệ hỗ trợ người lái tiên tiến như phanh khẩn cấp tự động hoặc tránh va chạm phía trước cũng đã cho thấy những hiệu quả nhất định trong việc giảm thiểu mức độ nguy hiểm của quá trình tham gia giao thông. Tuy nhiên, nếu tai nạn thực sự xảy ra, việc sửa chữa những công nghệ hiện đại này có thể là một thách thức không nhỏ với chủ sở hữu xe hơi.
Mặc dù so với các công nghệ ô tô khác, hệ thống tránh va chạm trên những chiếc xe bốn bánh ít khi bị hỏng hơn, nhưng một khi đã gặp vấn đề thì việc khắc phục chúng đòi hỏi kỹ thuật và chi phí khá cao.
Vào năm 2023, Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc Mỹ đã đưa ra cảnh báo rằng những người lái xe có ô tô có các tính năng giảm thiểu va chạm tiên tiến thường được yêu cầu mức chi trả hóa cho đơn sửa chữa cao hơn nhiều khi bảo dưỡng xe của họ, nhất là khi sửa chữa hư hỏng sau va chạm và có lẽ đáng ngạc nhiên hơn là sau khi sửa chữa hoặc thay thế kính chắn gió.
Các nhà sản xuất ô tô quy định rằng các hệ thống tránh va chạm phải được hiệu chỉnh lại bất cứ khi nào cảm biến bị tháo, thay thế hoặc cài đặt lại. Và tất nhiên, điều đó có nghĩa là chi phí sửa chữa cao hơn. Việc thay thế kính chắn gió ở một chiếc xe cũ có thể tốn ít nhất 250 USD (6 triệu đồng), nhưng số tiền này có thể lên đến 1.000 USD (23,8 triệu đồng) đối với một chiếc xe cần hiệu chuẩn lại.
Không chỉ vậy, các nghiên cứu do Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc và Viện Dữ liệu Tổn thất Đường cao tốc của Mỹ (IIHS-HLDI) thực hiện đã phát hiện ra rằng chủ sở hữu ô tô có xu hướng gặp phải nhiều vấn đề hơn sau khi việc sửa chữa lần đầu kết thúc.
Trong khi đó, các trường hợp gặp sự cố sau sửa chữa cao hơn cho thấy thực trạng các thợ máy đang phải vật lộn để bắt kịp công nghệ ngày càng tiên tiến bởi một số hiệu chuẩn phức tạp yêu cầu chuyên môn cap và thiết bị hỗ trợ đắt tiền. Không chỉ thế, các phần mềm phải được thường xuyên được cập nhật theo thị trường.
Ngoài ra, nhà khoa học nghiên cứu cấp cao của IIHS-HLDI, Alexandra Mueller cũng chỉ ra rằng nếu hệ thống tránh va chạm gây rắc rối, các tài xế có xu hướng tắt chúng đi, phủ nhận những khả năng hạn chế thương tích mà chúng có thể mang lại.
Ông Mueller chia sẻ: “Những công nghệ này đã được chứng minh là giúp giảm va chạm và các chấn thương liên quan. Mục tiêu của chúng tôi là chúng tiếp tục mang lại những lợi ích đó sau khi sửa chữa và để chủ sở hữu yên tâm rằng chúng đang hoạt động bình thường”./.
Nguồn : Source link