Kỹ Thuật & Công Nghệ

Có thực sự cần thiết?


Thời gian gần đây, hội nhóm của các chủ ô tô điện tại Việt Nam đang xuất hiện ngày một nhiều hơn chia sẻ về việc lắp thêm tấm ốp gầm bảo vệ pin. “Đóng bỉm” – cách gọi vui của các tài xế về việc lắp ốp bảo vệ pin – dần trở thành một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, bởi việc lắp đặt ốp gầm được cho là giúp chủ xe tránh các tình huống mất tiền oan.

Qua phản ánh của nhiều chủ xe, điều khoản bảo hành hoặc bảo hiểm của một số hãng nêu điều kiện loại trừ khi pin bị tác động của ngoại vật. Trong khi đó, pin lại là thành phần có giá trị rất cao, nên lắp bảo vệ pin có thể giúp chủ xe tránh mất tiền nếu cần thay thế.

Chủ ô tô điện hò nhau 'đóng bỉm' cho pin: Có thực sự cần thiết?- Ảnh 1.

Một bài đăng trên mạng xã hội quảng cáo lắp ốp bảo vệ pin.

Tấm ốp bảo vệ gầm là món phụ kiện thường được các chủ xe gầm cao lắp đặt, nhất là với những xe thường xuyên được mang đi vượt địa hình. Tấm ốp có tác dụng bảo vệ các bộ phận quan trọng của xe đặt ở dưới gầm khỏi va chạm hoặc bị tác động trong quá trình vận hành.

Với ô tô điện nói riêng thì tấm ốp bảo vệ dường như đang trở thành một phụ kiện thông dụng, cả với những người không có ý định mang xe đi vượt địa hình.

Chủ ô tô điện hò nhau 'đóng bỉm' cho pin: Có thực sự cần thiết?- Ảnh 2.

Nhiều chủ xe điện đang mách nhau lắp ốp gầm để bảo vệ pin.

Trên ô tô điện, pin thường được đặt ở sát gầm xe. Pack pin đặt ở gầm mang lại nhiều lợi ích như giúp hạ trọng tâm xe, khiến việc điều khiển xe ổn định hơn; tuy nhiên, đặt ở sát mặt đất cũng đi kèm nguy cơ có thể đất đá trên đường văng lên hoặc bị cạ gầm.

Trong nhiều tình huống, những tác động nêu trên khiến cho pack pin không còn nguyên vẹn, hoặc thậm chí ảnh hưởng cả tới các thành phần bên trong pack pin, khiến pin rơi vào điều kiện loại trừ của điều khoản bảo hành hoặc bảo hiểm. Thậm chí, trong một số trường hợp thì hệ thống bảo vệ pin còn phát cảnh báo yêu cầu chủ xe đưa xe đi kiểm tra.

Chủ ô tô điện hò nhau 'đóng bỉm' cho pin: Có thực sự cần thiết?- Ảnh 3.

Tùy cấu trúc, pin có thể được dán thẳng xuống sàn xe, khiến việc sửa chữa hoặc thay thế rất khó khăn.

Điều đáng nói là pack pin trên ô tô điện không dễ sửa chữa.

Giải thích một cách đơn giản, pack pin của một chiếc ô tô điện có từ 5.000 viên đến 9.000 viên pin được đấu nối thành từng cụm (mô-đun); nhiều mô-đun kết nối với nhau tạo thành pack pin.

Những viên pin này đều phải được giám sát và hoạt động trong điều kiện tối ưu để tránh dẫn đến các tình huống nguy hiểm, như quá nóng, sạc quá mức, đoản mạch… Do vậy, mỗi pack pin hoàn chỉnh đều được lắp ráp rất kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn ngặt nghèo.

Khi sửa chữa pin, nhà sản xuất sẽ cần trích xuất dữ liệu chi tiết đến từng cụm, hoặc thậm chí tới từng viên để xử lý. Ngay việc tháo lắp, kiểm tra như vậy đã là một công việc tốn kém.

Chủ ô tô điện hò nhau 'đóng bỉm' cho pin: Có thực sự cần thiết?- Ảnh 4.

Nhà sản xuất thường không chia sẻ dữ liệu về pin cho bên thứ 3, nên việc sửa chữa gần như phụ thuộc vào nhà sản xuất.

Như vậy, nếu chủ xe điện thường xuyên vận hành xe trong điều kiện đường sá không tốt mà có thể ảnh hưởng đến pack pin thì trang bị ốp gầm là việc nên làm. Song, trước khi lắp ốp bảo vệ pin thì chủ xe nên nghiên cứu kỹ xem liệu lắp đặt như vậy có khiến xe bị từ chối bảo hành hoặc bảo hiểm hay không.

Bên cạnh đó, chủ xe cũng cần lưu ý rằng lắp ốp pin có thể ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt của pin, từ đây có thể hạn chế khả năng vận hành của xe.

Chủ ô tô điện hò nhau 'đóng bỉm' cho pin: Có thực sự cần thiết?- Ảnh 5.

Tấm ốp titan trên Tesla Model S. Ảnh: Teslarati

Trên thế giới, lắp đặt ốp bảo vệ pin dường như không phải là một chủ đề được quan tâm quá nhiều, nhưng trên thị trường vẫn có nhiều tấm ốp được rao bán cho nhiều mẫu xe. Những mẫu xe phổ biến như Tesla Model 3 hay Tesla Model Y đều có đơn vị sản xuất tấm ốp gầm.

Tùy theo giá thành và yêu cầu, các tấm ốp này cũng có cấu tạo và chất liệu khác nhau. Tham khảo một loại có mức giá tương đối cao, nhà sản xuất cho biết rằng đây là loại ốp 3 lớp, có khả năng bảo vệ va đập rất tốt.

Nhà sản xuất này cho biết rằng với lớp bảo vệ đầu tiên nằm sát mặt đất nhất, họ sử dụng nhôm rỗng để hấp thụ tối đa lực va của ngoại vật. Lớp ở giữa là lớp cứng nhất, được làm bằng titan. Sau cùng là một lớp bằng nhôm, ngăn ngoại vật tác động đến lớp vỏ pin thực sự.



Nguồn : Source link

Tin Liên Quan

Back to top button