Bộ phận đặc biệt giúp các tay đua F1 bảo toàn tính mạng khi có tai nạn


Vụ tai nạn xảy ra tại chặng đua GP Anh, khi xe của Guanyu Zhou(đội đua Alfa Romeo) xuất phát ở vị trí thứ 8 đã xảy ra va chạm với xe của tay đua George Russell của đội đua Mercedes xuất phát ở vị trí thứ 9.

Cú va chạm khiến chiếc xe đua F1 do Guanyu Zhou điều khiển lao vào góc tường với tốc độ khoảng hơn 20 km/h gây ra sự sợ hãi cho người xem. Vụ tai nạn cũng ngay lập tức khiến chặng đua tạm dừng, vì cũng liên quan đến 5 chiếc xe đua khác cùng gặp nạn.

Ngay sau tai nạn xảy ra, các nhân viên cứu hộ đã kịp đưa Guanyu Zhou ra khỏi chiếc xe đua bị hư hỏng nặng và đưa đến trung tâm y tế kiểm tra.

Sau đó, FIA thông báo Guanyu Zhou đã tỉnh táo sau vụ va chạm và đang được điều trị, theo dõi sát sao ở một trung tâm y tế. Theo tin mới nhất, tay đua Trung Quốc này hoàn toàn bình phục và có thể sớm trở lại thi đấu.

“Tôi có một chút bầm tím nhưng tất cả đều ổn sau một ngày. Tôi không biết làm thế nào mà tôi lại có thể ra ngoài với ít tác động đến cơ thể như vậy”, Guanyu Zhou cho biết.

Guanyu Zhou là tay đua người Trung Quốc đầu tiên thi đấu ở F1. Anh ký hợp đồng với đội đua Alfa Romeo vào tháng 11.2021.

Cả Hamilton lẫn Verstappen đều phải bỏ cuộc sau va chạm này.

Trước đó, vụ va chạm kinh hoàng khiến cựu vương Lewis Hamilton suýt chết vì va chạm với Max Verstappen hôm 12/9/2021 cũng khiến người xem rùng mình.

Vụ tai nạn xảy ra ở vòng 26, khi Verstappen tiếp cận Variante del Rettifilo ở tốc độ hơn 300km/h, còn Hamilton thì ra khỏi pit-lane. Verstappen phanh trễ và cố lách vào trong góc cua để vượt Hamilton. Hai xe va chạm nhẹ, và cùng với việc bị vướng vào gờ chắn bên phải góc cua, chiếc RB16B vọt lên, lao chéo qua xe của Hamilton. Lốp sau bên phải của chiếc RB16B nằm ngay trên đầu Hamilton, và chỉ bị chặn lại nhờ sự có mặt của HALO.

HALO là hệ thống an toàn được Liên đoàn Xe hơi Quốc tế (FIA) áp dụng từ năm 2018 trên các xe đua F1. Đây là một thiết bị làm bằng titanium, nặng khoảng 7kg với 3 trục chính, trục trước đặt ở chính giữa phần thân xe phía trước buồng lái và 2 trục bên đi về phía sau, bao trọn vị trí ngồi của tay đua. Nó chịu được lực tác động lên đến 12 tấn trọng lượng trong vòng 5 giây, nhằm bảo vệ tuyệt đối cho phần đầu của các tay đua.

Bộ phận HALO tiếp tục đảm nhiệm tốt vai trò bảo toàn cho sự an toàn của các tay đua. Cho dù vẫn gặp phải nhiều sự chỉ trích, thế nhưng một điều có thể chắc chắn rằng bộ phận này là một phần không thể thiếu để đảm bảo sự an toàn của các tay đua.

Bộ phận HALO lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong mùa giải năm 2018, sau 2 năm được FIA thử nghiệm liên tục nhằm ngăn chặn chấn thương đầu mà các tay đua gặp phải trong các giải đua xe bánh hở.

FIA dự định đưa Halo vào F1 trong mùa giải năm 2017, thế nhưng kế hoạch này phải lùi lại một năm khi các quan chức FIA xem xét các phương án khác là Shield và Aeroscreen. Thực tế, không chỉ có F1 được trang bị thiết bị bảo vệ đầu, các giải đua xe bánh hở khác cũng sẽ áp dụng hệ thống bảo vệ đầu HALO từ các mùa giải sau đó.



Nguồn : Source link