Trải nghiệm nhanh Mercedes-Benz GLC 200
Vài năm trước, C-Class là xe sang bán chạy nhất Việt Nam. Phiên bản C200 có thể lấy được phần nào các khách hàng của Toyota Camry khi giá bán bản cao nhất của mẫu xe Nhật gần tương đương, nhất là khi so với C200 đã qua sử dụng chính hãng.
Tới nay, vị trí vua xe sang trao lại vào tay GLC – mẫu xe đạt doanh số tới hơn 2.500 chiếc năm 2017 (hơn 40% doanh số của MBV). Liên doanh Đức một lần nữa biến sản phẩm chủ lực thành một mẫu xe dễ tiếp cận đối với khách hàng phổ thông.
>>> Tăng giá mạnh, Mercedes-Benz GLC vẫn hút khách phổ thông
Bản GLC 200 mới ra mắt chỉ có mức giá niêm yết 1,684 tỷ đồng – cao hơn Toyota Fortuner khoảng 300 triệu đồng nếu không muốn nói là gần bằng giá do mẫu SUV Nhật thường xuyên đội giá vì khan hàng ở thời điểm hiện tại. Độ chênh lệch thu hẹp đồng nghĩa tập khách hàng của SUV phổ thông và SUV hạng sang sẽ giao nhau.
Đây chính là tiền đề để liên doanh Đức tự tin vào doanh số của GLC 200 cũng như tin tưởng vào việc có thể dẫn dắt khách hàng phổ thông lên đời các mẫu xe đắt tiền hơn sau này nhờ dịch vụ nổi tiếng là giữ khách.
Dẫu vậy, để đạt được mức giá tốt như thế, Mercedes-Benz cũng phải chấp nhận hy sinh nhiều option so với GLC 250 đã thành công. Fan của GLC có thể chạnh lòng? Hãy cùng điểm qua một số chi tiết đáng chú ý trên phiên bản mới qua video và loạt hình ảnh dưới đây:
Trải nghiệm nhanh Mercedes-Benz GLC 200. Video: TeeAnh-Phúc Thành.
Mercedes-Benz GLC 200 đã sớm xuất hiện tại đại lý sau khi ra mắt.
Cản trước có một chút sự khác biệt với đàn anh GLC 250 và GLC 300.
Hệ thống chiếu sáng được thay bằng LED High Performance thay cho LED Intelligent Light. (Khác biệt thể hiện trong video bên trên).
GLC 200 sử dụng lại cặp mâm 18 inch của người đàn anh GLC250 trước đây.
GLC 200 vẫn sử dụng động cơ 4 xy-lanh, dung tích 2.0L. Tuy nhiên, cả công suất và mô-men xoắn đã bị hạ thấp với thông số lần lượt là 184 mã lực và 300 Nm. Xe vẫn sử dụng hộp số tự động 9 cấp nhưng chỉ sử dụng hệ thống dẫn động cầu sau.
Khoang động cơ trên GLC 200.
Gương chiếu hậu tích hợp đèn tín hiệu LED.
Tay nắm cửa đã không còn tính năng chạm để khoá/mở thông minh.
Bên trong cửa xe không có quá nhiều thay đổi, ngoại trừ việc loa Burmester đã được thay thế bằng loa thường và sơn đen.
Khoang nội thất bên trong GLC 200.
Ngoài cửa sổ trời, hệ thống đèn nội thất Mercedes-Benz Ambient Lighting cũng đã bị cắt giảm.
Màn hình phía sau vô lăng với 2 đồng hồ analog và 1 màn hình hỗ trợ thông tin.
Xe có 5 chế độ lái.
Hàng ghế phía sau của GLC 200.
Hàng ghế thứ 2 được trang bị cửa gió điều hoà.
Ở đuôi xe, do chỉ sử dụng cầu sau nên dòng chữ “4MATIC” đã biến mất.
Khoang hành lý của GLC 200.
Diện tích được tăng lên khi hàng ghế thứ 2 được gập xuống.
Với mức giá niêm yết 1,684 tỷ đồng, GLC 200 được nhà sản xuất kỳ vọng là sự lựa chọn của những khách hàng mua xe sang lần đầu. Hiện tại, 2 đối thủ cạnh tranh gần nhất của Mercedes-Benz GLC 200 là Volkswagen Tiguan Allspace có mức giá 1,699 tỷ đồng và BMW X3 do THACO phân phối với mức giá 1,999 tỷ đồng.
Ảnh: Phúc Thành – TeeAnh
Nguồn : Source link