Giá bus điện có đắt hơn bus thường?
Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy cao hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê từ Bộ Giao thông vận tải, tính riêng trong năm 2019, Việt Nam tăng thêm hơn 3,27 triệu xe máy và nâng tổng số xe máy được sử dụng trên toàn quốc lên hơn 50 triệu.
Toàn bộ các loại phương tiện giao thông tạo ra khoảng 70% tổng lượng khí thải CO2. Cụ thể, tính riêng trong giai đoạn 2006 – 2015, lượng CO2 phát thải năm 2010 đã tăng 8 lần so với 1980, ước tính năm 2020 tăng gấp đôi so với 2010.
Đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí luôn ở mức báo động.
Đứng trước sức ép về cải thiện chất lượng môi trường, giảm thiểu sự gia tăng các phương tiện giao thông gây ô nhiễm, giải pháp đưa xe bus điện vào hoạt động đã được đề xuất và nhận được sự chấp thuận từ chính phủ.
Ngày 7/9/2020, UBND TP Hà Nội đã giao cho các tổ chức liên quan tiến hành nghiên cứu việc tổ chức hoạt động của 10 tuyến xe bus điện do Tập đoàn Vingroup đăng ký vận hành, và tổ chức hoạt động vận tải hành khách công cộng sẽ được trợ giá từ chính quyền.
Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế từ việc triển khai xe bus điện tại các nước trên thế giới cho thấy bên cạnh việc giúp cải thiện chất lượng môi trường, yếu tố đảm bảo sự thành công của dịch vụ xe bus điện đó là giá thành.
Vậy giá thành giữa xe bus thường và xe bus điện tại các nước được quy định như thế nào để tạo nên sự thành công của phương tiện công cộng “sạch”?
Đầu tiên phải kể đến đó là Trung Quốc, đây được coi là quốc gia đi đầu trong việc phát triển và vận hành thành công loại phương tiện này. Trên thế giới hiện đang có 425.000 xe bus điện vận hành thì có đến hơn 420.000 xe bus điện đang hoạt động ở Trung Quốc (Bloomberg).
Giá thành cho 1 lượt đi từ 1 – 10km là 2 tệ (khoảng 8.000 VNĐ), và với mỗi 5 km tiếp theo sẽ tăng 1 tệ, giá vé này áp dụng chung cho cả xe bus điện và xe bus thường. Có thể thấy bên cạnh việc tạo giá thành như nhau, đồng thời dưới áp lực giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xe bus điện vẫn được ưu tiên sử dụng rộng rãi hơn.
Bằng chứng là cho đến năm 2025 dự báo số xe điện chạy trong đô thị Trung Quốc có thể lên đến 600.000 chiếc chiếm đến hơn 95% tổng các loại giao thông công cộng vận hành.
Tại Hàn Quốc, giá vé xe bus thường dao động từ 900 – 2300 KRW (20.160 – 51.520 VNĐ), tùy thuộc vào các tuyến đi từ ngoại thành đến nội thành, hay đi trong nội thành… Bên cạnh đó, nếu thanh toán bằng tiền mặt thì sẽ mất nhiều hơn thanh toán bằng thẻ 100 won, cụ thể giá vé xe bus thường đối với trẻ em, người già, khuyết tật và người lớn như sau:
Trong khi đó xe bus điện được áp dụng tất cả các tuyến dù đi từ ngoại thành vào nội thành, hay các điểm trong thành phố đều là 1.250 won (khoảng 28.000 VNĐ) và bắt buộc phải thanh toán bằng thẻ.
Có thể thấy ngoài việc không bảo vệ môi trường, giá của xe bus thường trung bình là cao hơn so với xe bus điện. Hơn nữa với một nước công nghệ phát triển như Hàn Quốc hầu hết người dân đều thanh toán qua thẻ tín dụng thì xe bus điện vẫn được ưu tiên sử dụng hơn.
Ngoài ra ở các nước phát triển xe bus điện như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu (Áo, Cộng hòa Séc, Hungary, Italia,…) giá vé xe bus điện và xe bus thường là ngang nhau. Tại Ba Lan, giá vé tháng dành cho học sinh, sinh viên là 462 NOK (tương đương 1.100.000 VNĐ), vé lượt trong 1 giờ là 37 NOK, 24 giờ là 110 NOK.
Đồng thời theo đánh giá của người dân đã trải nghiệm dịch vụ xe bus tại nước ngoài, di chuyển bằng xe bus điện tạo cảm giác dễ chịu, không say xe như xe bus chạy bằng xăng dầu như thông thường. Do đó các nước trên thế giới đang tích cực thay thế xe bus thường bằng xe bus điện, dự báo đến năm 2030, hơn nửa lượng xe bus hoạt động trên thế giới sẽ là xe bus điện.
Nguồn : Source link