Tin Quốc Tế

Fisker vừa nộp đơn xin phá sản, ước tính có tới 999 chủ nợ


Tờ Reuters đưa tin, nhà sản xuất xe điện Fisker của Mỹ đã chính thức nộp đơn xin phá sản vào cuối ngày thứ hai tuần này.

Động thái kể trên xảy ra sau khi các cuộc đàm phán thỏa thuận với một nhà sản xuất ô tô lớn của Fisker sụp đổ, khiến công ty khởi nghiệp từng rất nổi tiếng của Mỹ rơi vào bế tắc sau thời gian dài đốt tiền nhanh chóng.

Nóng: Fisker vừa nộp đơn xin phá sản, ước tính có tới 999 chủ nợ- Ảnh 1.

Cụ thể, Fisker Group Inc đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 ở toà án Delaware, Mỹ, liệt kê tài sản ước tính từ 500 triệu đến 1 tỷ USD và các khoản nợ từ 100 triệu đến 500 triệu USD. Theo hồ sơ toà án, số lượng chủ nợ ước tính của Fisker là khoảng 200 đến 999.

Việc chấm dứt các cuộc đàm phán vào tháng ba với một nhà sản xuất ô tô lớn đã khiến Fisker tìm kiếm các lựa chọn chiến lược, bao gồm tái cấu trúc trong hoặc ngoài tòa án và giao dịch thị trường vốn.

Công ty Mỹ, được thành lập bởi nhà thiết kế ô tô Henrik Fisker, đã cảnh báo rằng họ nghi ngờ về khả năng duy trì hoạt động kinh doanh vào tháng hai và đã tạm dừng đầu tư vào các dự án trong tương lai cho đến khi đảm bảo quan hệ đối tác.

Fisker cũng cho biết họ sẽ cắt giảm lực lượng lao động khoảng 15% trong bối cảnh phải vật lộn để bán xe điện. Họ đã sản xuất hơn 10.000 xe vào năm 2023 – chưa bằng 1/4 so với dự báo ban đầu – và chỉ giao khoảng 4.700 chiếc.

Tháng trước, Cơ quan Quản lý An toàn Ô tô Mỹ đã mở một cuộc điều tra sơ bộ về một số mẫu xe điện do Fisker sản xuất vào năm 2023, làm tăng thêm những rắc rối của công ty khi những chiếc xe này đã bị Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia (NHTSA) điều tra về ba sự cố trước đó

Khả năng tiếp cận vốn chặt chẽ trong nền kinh tế lãi suất cao, chi phí liên quan đến tiếp thị và phân phối xe và nhu cầu EV chậm hơn dự kiến đã kéo dự trữ tiền mặt của công ty xuống thấp hơn nữa.

Dự trữ tiền mặt cạn kiệt, rào cản gây vốn và thách thức trong việc tăng cường sản xuất do các vấn đề chuỗi cung ứng toàn cầu gây ra đã dẫn đến việc các công ty như Proterra, Lordstown và Electric Last Mile Solutions tuyên bố phá sản.

Fisker là một trong nhóm gồm các công ty khởi nghiệp xe điện thành công một thời đã IPO vào đầu thập kỷ này, nhiều công ty thông qua các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC), đã giúp đẩy nhanh quá trình ra mắt thị trường của họ. Sự trỗi dậy của họ cũng trùng hợp với sự gia tăng nhiệt tình của các nhà đầu tư đối với các công ty có khả năng theo bước Tesla và thâm nhập vào ngành công nghiệp ô tô có tính cạnh tranh cao.

Tuy nhiên sau đó, các công ty phải vật lộn với sự phức tạp của quá trình sản xuất hàng loạt và gần đây hơn là nhu cầu ngày càng giảm đối với xe chạy bằng pin từ những người mua ô tô ở Mỹ.

Fisker đã giao những chiếc xe đầu tiên cho người mua ở Mỹ vào tháng 6, đúng lúc những dấu hiệu đáng lo ngại về sự tăng trưởng doanh số bán hàng chậm lại bắt đầu xuất hiện. Công ty đã cắt giảm dự báo về nhu cầu hai lần vào năm ngoái và giảm giá, với lý do “thực tế cạnh tranh”.

Nếu Fisker nộp đơn xin bảo hộ phá sản, đây sẽ là lần sụp đổ thứ hai của một công ty ô tô do cựu nhà thiết kế ô tô cho BMW và Aston Martin là Henrik Fisker thành lập. Công ty đầu tiên, Fisker Automotive, đã nộp đơn xin phá sản vào năm 2013.

Giá cổ phiếu của Fisker đã giảm hơn 97% kể từ khi IPO vào năm 2020, xuống còn 32 xu/1 cổ phiếu vào thời điểm đóng cửa hôm thứ tư. Cổ phiếu của công ty đã giao dịch dưới mức 1 USD trong suốt cả năm và có nguy cơ bị hủy niêm yết khỏi Sở giao dịch chứng khoán New York.

Theo: Reuters



Nguồn : Source link

Tin Liên Quan

Back to top button