Tin Trong Nước

Xuất hiện ít ồn ào, ‘tháo chạy’ ôm lỗ hàng chục tỷ rồi âm thầm quay lại với loạt sản phẩm dị


Cái tên Renault đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm. Từ những năm 1950, những chiếc xe Renault đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn. Mẫu xe nổi tiếng thời đó là Renault 4CV, gắn liền với thương hiệu taxi tại đây trong suốt hàng chục năm.

Tuy nhiên, phải mãi đến năm 2010, Renault mới chính thức đặt chân vào thị trường ô tô Việt Nam theo diện chính hãng với một nhà phân phối lớn là công ty Auto Motors Vietnam. Đây là nhà phân phối độc quyền thương hiệu xe Pháp này trong nước với 100% vốn đầu tư nước ngoài, là công ty con của tập đoàn Jean Rouyer – tập đoàn bán lẻ ô tô khá lớn tại Pháp.

Lúc đó, Renault có mặt không ồn ào. Hãng xe Pháp chọn Hà Nội là địa điểm đặt showroom đầu tiên vào thời điểm tháng 9/2010. Sau đó hơn 1 năm, một showroom khác được mở ở TP. HCM. Hơn 2 năm tiếp theo, Renault có thêm showroom tại Nghệ An và sau đó tiếp tục có showroom tại Hải Phòng vào tháng 12/2016…

Ngay từ ban đầu, Renault đã chọn sản phẩm đầu tiên mang tới Việt Nam là một mẫu SUV có kích thước nhỏ gọn – phân khúc đang “hot” tại thời điểm này. Mẫu xe Renault Koleos nằm cùng phân khúc với Honda CR-V hay Mazda CX-5.

Số phận lận đận của Renault tại Việt Nam: Xuất hiện ít ồn ào, ‘tháo chạy’ ôm lỗ hàng chục tỷ rồi âm thầm quay lại với loạt sản phẩm dị - Ảnh 1.

Tuy nhiên, mức giá cao là rào cản cho Koleos tiếp cận khách hàng Việt. Khi đó, giá dòng xe Koleos nhập khẩu là gần 1,24 tỷ đồng. Đến năm 2012, Koleos được nâng cấp mới đi kèm mức giá bán tới xấp xỉ 1,5 tỷ đồng. Đối thủ CR-V lắp ráp trong nước có giá từ 1,05 tỷ và cao nhất chỉ hơn 1,1 tỷ đồng. Sức cạnh tranh của Renault Koleos càng giảm khi các mẫu xe Hàn Quốc như Kia Sportage và Hyundai Tucson có giá mềm hơn khá nhiều, trong khi Koleos là xe Pháp nhưng lắp ráp tại nhà máy của Renault-Samsung tại… Hàn Quốc.

Số phận lận đận của Renault tại Việt Nam: Xuất hiện ít ồn ào, ‘tháo chạy’ ôm lỗ hàng chục tỷ rồi âm thầm quay lại với loạt sản phẩm dị - Ảnh 2.

Sau Koleos, Renault mang đến mẫu sedan Fluence thuộc phân khúc C như Mazda3, Honda Civic, mẫu hatchback Megane nằm ở phân khúc C như Mazda3 hay Latitude thuộc phân khúc D như Toyota Camry. Giá bán tiếp tục là điều gây tranh cãi khi Latitude có giá 1,65 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với Camry. Giá Fluence và Megane từ gần 1 tỷ đồng.

Hầu hết xe Renault tại Việt Nam đều có mức giá lửng lơ giữa xe phổ thông và xe sang – lý do được hầu hết chuyên gia nhận định là lý do khiến thương hiệu Pháp khó bán sản phẩm tới số đông.

Renault còn thể hiện sự khác biệt so với các hãng xe phổ thông khác tại Việt Nam bằng những phiên bản hiệu suất cao – điều mà chưa hãng nào làm vào thời điểm đó. Năm 2012, Megane RS với cỗ máy 265 mã lực cùng hộp số sàn 6 cấp từng khiến người Việt ngạc nhiên rồi dần bị trôi vào quên lãng. Mẫu xe này cạnh tranh Subaru WRX Sti, Mitsubishi Lancer Evolution hay Ford Focus RS. 

Hai năm sau, mẫu xe nhỏ hơn cũng thuộc bản hiệu suất cao là Clio RS tiếp tục được âm thầm đưa về. Máy mạnh 200 mã lực nhưng hộp số tự động 6 cấp phù hợp với thị trường Việt Nam hơn. Clio RS là đối thủ của Fiesta RS. Ngoải ra, Renault còn chơi trội hơn với cả xe mui trần Wind. Tuy nhiên, những mẫu xe này sớm “chết yểu”.

Để thuyết phục khách hàng Việt với mức giá cao và các sản phẩm dị như vậy, Renault cho biết hãng muốn hướng tới xây dựng hình ảnh một thương hiệu cao cấp, trên mức phổ thông của Nhật như Toyota nhưng dưới hạng sang của Đức như Mercedes-Benz. Theo giới chuyên gia, định hướng như vậy càng khiến xe Renault khó bán ra thị trường. Minh chứng rõ nhất là việc hãng xe đồng hương Peugeot tăng trưởng hàng trăm phần trăm sau khi hạ giá bộ đôi 3008, 5008 khi chuyển sang lắp ráp.

Dần dần, Renault bắt đầu “hạ nhiệt” giá sản phẩm. Năm 2015, hãng xe Pháp mang đến bộ 3 xe mới là Logan, Sandero và Duster với khoảng giá thấp hơn, lần lượt là 590 triệu, 620 triệu và 790 triệu. Tuy nhiên, những mẫu xe Pháp có thiết kế không hợp thời, khó lái và được nhập từ xứ lạnh là Nga nên vẫn không tương thích với môi trường và điều kiện giao thông tại Việt Nam. Renault tiếp tục không tạo nên dấu ấn nào để cạnh tranh xe Nhật, Hàn trong tầm giá.

Số phận lận đận của Renault tại Việt Nam: Xuất hiện ít ồn ào, ‘tháo chạy’ ôm lỗ hàng chục tỷ rồi âm thầm quay lại với loạt sản phẩm dị - Ảnh 6.

Sau nhiều bước đi được cho là thiếu hợp lý, đến năm 2016, Renault cho ra mắt mẫu xe Talisman nằm cùng phân khúc Latitude, cạnh tranh các mẫu xe Nhật và Hàn Quốc khi đó là Toyota Camry, Mazda6, Honda Accord, Nissan Teana, Hyundai Sonata hay Kia Optima. Mẫu xe này được đánh giá cao hơn các sản phẩm trước nhờ thiết kế hiện đại, nhiều trang bị cao cấp và giá 1,5 tỷ đồng không quá cao so với Camry hay Accord khi đó.

Số phận lận đận của Renault tại Việt Nam: Xuất hiện ít ồn ào, ‘tháo chạy’ ôm lỗ hàng chục tỷ rồi âm thầm quay lại với loạt sản phẩm dị - Ảnh 7.

Khi Talisman còn đang trong quá trình tìm cách cạnh tranh đối thủ thì Renault bất ngờ “tháo chạy” khỏi Việt Nam vào cuối năm 2017. Nhà phân phối rao bán quyền, tìm kiếm một đơn vị khác phù hợp để thế chân. Có nguồn tin cho rằng Auto Motors Vietnam lỗ hàng tỷ euro (hàng chục tỷ đồng) trước khi tuyên bố rút khỏi sân chơi ô tô trong nước.

Tin tức về xe Renault dần biến mất và sau đó một năm lại nổi trở lại. Đến năm 2019, đại diện một đại lý Renault cũ úp mở việc xuất hiện các mẫu Arkana và Kaptur (Captur) nhập khẩu châu Âu với giá tham khảo khoảng 800-900 triệu đồng. Giữa năm 2019, một doanh nghiệp cho thuê xe tại Nghệ An đặt hẳn 40 chiếc Renault nhập khẩu từ Pháp càng khiến thông tin Renault sắp quay trở lại trở nên đáng tin cậy hơn.

Đến tháng 4/2020, hai mẫu Renault Arkana và Kaptur bất ngờ được bắt gặp trong một kho để xe tại Hà Nội. Lớp nilon bảo vệ bên ngoài cho thấy đây là những chiếc xe nhập khẩu mới về Việt Nam.

Theo tiết lộ ban đầu từ một đại lý, giá xe Kaptur là 780 triệu và giá Arkana là 850-900 triệu đồng. Renault Kaptur là đối thủ của Hyundai Kona, còn Arkana cạnh tranh Mazda CX-5. Như truyền thống trước đây, những mẫu xe Renault khá dị so với sản phẩm còn lại trên thị trường. Renault Arkana là crossover mang kiểu dáng coupe, gần giống BMW X4 hay Mercedes-Benz GLC Coupe nhưng trong kích thước nhỏ hơn. Trong khi đó, Kaptur lại thuộc thế hệ cũ, mẫu mã chênh lệch với Arkana.

Hiện chưa rõ đâu là nhà phân phối mới của Renault và kế hoạch bán ra sản phẩm như thế nào. Phía đại lý đã nhận đặt cọc và hứa hẹn giao xe trong năm nay. Với 2 sản phẩm trên, Renault rõ ràng hướng vào 2 phân khúc vẫn đang “hot” tại Việt Nam là SUV/crossover hạng B và C, dường như để tìm một con đường dễ dàng tiếp cận hơn tới khách hàng trong nước.

Đánh giá nhanh Renault Arkana 2020

Số phận lận đận của Renault tại Việt Nam: Xuất hiện ít ồn ào, ‘tháo chạy’ ôm lỗ hàng chục tỷ rồi âm thầm quay lại với loạt sản phẩm dị - Ảnh 10.



Nguồn : Source link

Tin Liên Quan

Leave a Reply

Back to top button