Tin Trong Nước

Xe “Made in Vietnam” gặp khó


Thuế nhập khẩu về 0%, ô tô “Made in Vietnam” gặp khó

Cách đây ít ngày, tọa đàm “Công nghiệp ôtô Việt Nam thực hiện Hiệp định thương mại tự do: Phát triển theo hướng nào?” đã diễn ra. Tại tọa đàm, nhiều ý kiến đóng góp đã được đưa ra nhằm tìm hướng thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển.

Theo bà Nguyễn Ánh Tuyết, Trưởng tiểu ban Hải quan tại Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), Việt Nam hiện đã ký kết tổng cộng 16 FTA (Free Trade Agreement – Hiệp định thương mại tự do); nhiều FTA trong đó có cam kết về việc đưa thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam về 0%.

Thuế nhập khẩu về 0%, người Việt mua được ô tô giá rẻ hơn: Xe "Made in Vietnam" gặp khó- Ảnh 1.

Ảnh: Tiền Phong

Thuế nhập khẩu về 0% mang lại cơ hội cho người tiêu dùng Việt dễ tiếp cận tới sản phẩm hơn.

Bà Nguyễn Ánh Tuyết nhận định rằng việc đưa thuế nhập khẩu xe về 0% mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, bởi thị trường khi đó sẽ có thêm nhiều lựa chọn. Song, ở phía các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước thì điều này mang đến bất lợi.

Bà cho biết: “Đây là một cơ hội rất lớn cho thị trường ô tô để có thể đa dạng hóa sản phẩm và mang lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng Việt Nam. Trong thực tế, ngay sau khi cam kết bỏ thuế xuất nhập khẩu từ các nước ASEAN, nhiều sản phẩm sản xuất trong nước đã không cạnh tranh nổi với sản phẩm đến từ các quốc gia ASEAN như Thái Lan, Indonesia và đã được thay thế bởi sản phẩm nhập khẩu”.

Đối với các nước trong khối ASEAN, mức thuế suất 0% đối với linh kiện, phụ tùng ô tô đang được Việt Nam áp dụng đến hết năm 2027. Bên cạnh đó, Việt Nam từ năm 2022 cũng đã đang áp 0% thuế với một số linh kiện, phụ tùng từ Hàn Quốc; còn với hiệp định FTA giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA), hay Việt Nam với Vương quốc Anh – Bắc Ireland (UKVFTA) thì thuế nhập khẩu giảm dần từ năm 2022 đến năm 2027 theo lộ trình.

Thuế nhập khẩu về 0%, người Việt mua được ô tô giá rẻ hơn: Xe "Made in Vietnam" gặp khó- Ảnh 2.

Skoda là một trong những thương hiệu xe đang được nhập khẩu từ châu Âu vào Việt Nam.

Tại tọa đàm, Tiến sĩ Lê Huy Khôi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương thuộc Bộ Công Thương, cho biết EVFTA khi đi vào thực tiễn sẽ có tác động lớn đến ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam, bởi EVFTA có các cam kết khá mạnh tại lĩnh vực ô tô và linh kiện / phụ tùng.

Ông Lê Huy Khôi cũng cho rằng các đơn vị của Việt Nam có thể hưởng lợi khi có thể nhập khẩu ô tô, linh kiện / phụ tùng từ các quốc gia tại châu Âu, vốn có chất lượng cao và công nghệ cao, với mức giá hợp lý hơn; song, do Việt Nam nằm xa các quốc gia châu Âu nên việc xuất khẩu sản phẩm sang sẽ không hợp lý trong trường hợp các đơn vị của Việt Nam không thể tham gia chuỗi cung ứng.

Ô tô “Made in Vietnam” cần gì?

Đối diện với thách thức ô tô từ nước ngoài có thể liên tục tới Việt Nam, các đơn vị sản xuất và lắp ráp trong nước cần có kế sách phù hợp. Các chuyên gia cho rằng chiến lược hợp tác giữa các đơn vị trong nước với nhau là một phương án tốt.

Ông Lê Huy Khôi gợi ý các doanh nghiệp tại ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam nên nghiên cứu kỹ các cam kết giữa Việt Nam với châu Âu (EVFTA), lên sẵn kịch bản để có thể lợi dụng các thế mạnh của FTA; song song, các đơn vị cũng cần chuẩn bị để sẵn sàng cạnh tranh với đối thủ khi lộ trình bảo hộ thuế quan chấm dứt.

Thuế nhập khẩu về 0%, người Việt mua được ô tô giá rẻ hơn: Xe "Made in Vietnam" gặp khó- Ảnh 3.

Thúc đẩy công nghiệp phụ trợ là một hướng đi giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp thì Chính phủ cũng cần có sự hỗ trợ riêng, như xây dựng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, có thể cung cấp sản phẩm hỗ trợ sản xuất hoặc lắp ráp các loại phương tiện xanh như xe thuần điện, xe lai điện, hoặc thậm chí xe sử dụng năng lượng mặt trời hay nhiên liệu sinh học.

Một gợi ý được đưa ra là Việt Nam tạo dựng một số khu vực trọng điểm gồm các cụm công nghiệp liên quan đến ô tô. Điều này có thể đi cùng với các hoạt động như thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ (tương tự, các tổ chức nghiên cứu, phát triển và các cơ sở giáo dục), từ đó tăng cường hiệu suất đầu tư và khả năng chuyên nghiệp hóa trong từng lĩnh vực cụ thể

Bên cạnh đó, việc khảo sát và phát triển các trung tâm chuyên sâu về nghiên cứu, thiết kế và sản xuất ô tô ở ba vùng lớn của đất nước bao gồm Bắc, Trung, Nam (cụ thể là tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh) cũng cần được chú trọng.

Ông Lê Huy Khôi phát biểu: “Chính phủ cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn trong ngành ô tô – đặc biệt là ô tô điện và linh kiện, phụ tùng cùng hệ thống hạ tầng cho ngành ô tô điện như trạm sạc, cổng sạc… để hỗ trợ doanh nghiệp ô tô, phụ trợ trong nước, đồng thời lựa chọn một số bộ phận quan trọng trong chuỗi giá trị cấu thành ô tô đưa vào danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm của quốc gia”.



Nguồn : Source link

Tin Liên Quan

Back to top button