Lẽ dĩ nhiên; đối đầu theo cách này sẽ là sai lầm
Tại Triển lãm Xe hơi Munich (Đức), CEO của tập đoàn Renault, ông Luca de Meo đã nêu kế hoạch của mình trước cảnh các hãng xe Trung Quốc đang ngày một xuất hiện nhiều tại thị trường châu Âu. Triển lãm này cũng là nơi Renault trưng bày mẫu crossover E-Scenic, ngay sát những mẫu xe mới mà đối thủ BYD, NIO mang tới.
Ông Luca de Meo cho biết: “Điều duy nhất chúng ta có thể làm là chấp nhận, là thực sự coi trọng họ và hạ mình, nhưng không phải nhập vào vai người bị hại”.
BYD Seal là một trong những mẫu xe điện Trung Quốc xuất hiện tại Triển lãm Xe hơi Munich. Ảnh: Arjun Kharpal / CNBC
Khi nói về đề xuất châu Âu nên có các chính sách bảo vệ tương tự như đạo luật IRA (Inflation Reduction Act – Đạo luật Giảm Lạm phát) của Mỹ, vị CEO này đã gạt đi ngay, đồng thời dẫn lại rằng các đối thủ trong quá khứ từng phát triển mạnh ra sao nhưng sau đó không chiếm lĩnh thị trường.
Ông cho biết: “Khi các hãng xe Nhật, Hàn đến châu Âu, họ cũng làm những điều tương tự. Họ cũng có thể tham gia trò chơi. […] Nếu bạn tính tổng tất cả các thương hiệu không phải châu Âu ở châu Âu thì chỉ có khoảng 25%, không phải 95%. Vì vậy mà tôi rất chắc chắn – tôi nghĩ bạn cũng sẽ có những quan điểm rất khác; có những người thay đổi quan điểm giữa chủ nghĩa bảo hộ, buông thả, và cả trải thảm đỏ – rằng chẳng có lý do gì chúng ta lại không cho phép người có thể mang cái lợi đến cho người tiêu dùng châu Âu tham gia vào thị trường, để cung cấp cho mọi người thứ họ muốn”.
Gian hàng của BYD tại Triển lãm Xe hơi Munich. Ảnh: Angelika Warmuth/Reuters
Bên cạnh đó, ông Luca de Meo cũng nêu đến cách thức mà các đối thủ đã tới được châu Âu để minh chứng cho luận điểm của mình rằng các nhà sản xuất xe châu Âu cần được dựa vào những cơ chế hỗ trợ tương tự như những điều mà các nhà sản xuất Trung Quốc có được.
Ông nêu: “Chúng ta cũng cần nhận thức rằng trên thế giới, chúng ta đang trong một cuộc đua bất cân xứng. Mỹ đang theo chủ nghĩa bảo hộ với đạo luật IRA, và chúng ta đang đối mặt với một hệ sinh thái từ Trung Quốc mà được chính quyền hỗ trợ mạnh mẽ, bằng các chính sách công nghiệp rõ ràng, bao gồm ưu đãi thuế sản xuất hay cấp vốn đầu tư.
Có tiền vốn, nhưng lại chỉ giải quyết một phần của câu chuyện. Nếu bạn muốn bán được xe, bạn phải sản xuất được, và để sản xuất được thì bạn phải xây dựng nhà máy và cơ sở hạ tầng. Chính sách hỗ trợ chung cho toàn ngành không được xây dựng để hỗ trợ phát triển sản xuất, chỉ R&D [nghiên cứu và phát triển sản phẩm].”
Renault E-Scenic tại Triển lãm Xe hơi Munich. Ảnh: Renault
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (European Automobile Manufacturers’ Association – AECA) sẽ công bố một nghiên cứu trong các tuần tới do một cơ quan độc lập thực hiện, sẽ so sánh kết cấu và tác động của 3 hệ thống: Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.
Ông de Meo ủng hộ: “Để so sánh thì cực khó. Tôi nghĩ sẽ rất có ích”.
Ông cũng cho rằng các nhà sản xuất xe châu Âu “muốn được…” Ủy ban châu Âu EC “…lắng nghe”, đồng thời nêu rằng quy định giảm phát thải các-bon đang áp lên các nhà sản xuất xe không phải một chính sách hỗ trợ hợp lý.
Khi được hỏi rằng ông và các lãnh đạo hãng xe châu Âu sẽ nêu cao luận điểm trên ra sao, ông cho rằng: “Phần đó chúng tôi đang làm việc với AECA. Chắc chắn, là một hiệp hội, một ngành thì xuất phát điểm không bao giờ hoành tránh, bởi chúng tôi vẫn luôn tỏ ra phòng bị, nhưng sau cùng thì vẫn cứ làm. Chúng tôi hô hào ‘không, không, không’, nhưng luôn có quy chụp rằng chúng tôi sẽ phàn nàn nhưng rồi vẫn sẽ làm. Tôi nghĩ điều này ảnh hưởng đến uy tín của toàn ngành”.
CEO Renault cho rằng cần phải chấp nhận sự thật và coi trọng họ – các nhà sản xuất Trung Quốc
Ông cho rằng các nhà sản xuất của châu Âu cần phải thể hiện rằng họ có thể đạt được mục tiêu chung giảm các-bon theo cách của riêng họ – cho thấy rằng nếu chỉ đơn thuần đặt mốc cấm bán xe xăng thì không đóng góp nhiều cho kế hoạch giảm phát thải các-bon tổng thể.
Ông Luca de Meo nói: “Đang có một thế hệ mới trong giới lãnh đạo ngành. Chúng tôi phải có ít nhất một cơ hội để có uy tín, để cho thấy rằng chúng tôi là những người chuyên nghiệp, có chung mục tiêu giảm phát thải các-bon giao thông, nhưng chúng tôi cần một chiến lược.
Để có chiến lược thì bạn cần có ý tưởng, sau đó vẽ kế hoạch, có các mốc thời gian – một chuỗi các hành động, đề ra mục tiêu, rồi xem liệu có đủ nguồn lực và chỉ số để thực hiện không, và bạn cần phải có một mức độ linh hoạt nhất định khi làm.
Cảm giác bạn có là cách tiếp cận thiên về việc lập ra quy định, rất nhiều quy định. Nhưng quy định không có nghĩa là bạn có chiến lược”.
Vị CEO của Renault cho rằng hệ thống hiện tại vốn không cho phép các nhà sản xuất theo đuổi các chiến lược giảm các-bon khác nhau, kể cả sử dụng hydro hay nhiên liệu tổng hợp.
Ông ví dụ: “Hãy thử nhìn vào Đua xe Công thức 1 – bạn bắt đầu với lốp có độ cứng vừa phải, và nếu bạn thấy nó không ổn, thì đổi và dùng loại cứng hơn, khi mưa thì dùng loại khác, và khi có tai nạn xảy ra và bạn đi đến chỗ xe Safety Car và lại thay một lần nữa… Cuối cùng thì bạn sẽ thấy là sẽ không ‘luôn dùng lốp cứng’.
[Có cảm giác là các nhà sản xuất xe hiện tại đang trong tình huống] nếu trời mưa, [chúng ta vẫn sẽ dùng] lốp cứng. Chẳng ai bàn tán gì. Và sẽ chẳng có tai nạn nào xảy ra đâu, đừng lo…”
Nguồn : Source link