Toyota thành công lâu rồi, cần khủng hoảng
Tổng biên tập chuyên trang về xe Automotive News, Jamie Butters, mới đây có bài viết nêu quan điểm về tình hình hãng xe lớn nhất thế giới – Toyota.
Dưới đây là phần lược dịch bài viết.
Khi Toyota mất tự tin, mọi người nên cẩn trọng
Khi Tesla làm quá tốt với việc sản xuất hàng loạt, CEO mới của Toyota, ông Koji Sato, cần thay đổi cách Toyota đang làm.
Toyota được biết đến và yêu mến vì nhiều thứ, như chất lượng hoàn thiện, độ bền, khả năng tiết kiệm nhiên liệu của mẫu xe lai điện Prius, và quan hệ của hãng với chuỗi cung ứng và phân phối.
Nhưng có một thứ ít biết đến, nằm dưới tất cả những thứ trên, là cách mà Toyota dùng chung khung gầm, tận dụng nhà cung ứng và quy trình sản xuất để tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao nhất có thể, ngay cả ở một nhà máy với tốc độ sản xuất cực cao. Đó gọi là Design for Manufacturing [tạm dịch: Thiết kế gia công ưu tiên sản xuất], và Toyota là một trong những người áp dụng tốt nhất.
Nhưng có một điều thú vị: Tesla đã vượt cắt mặt Toyota, ít nhất là với xe thuần điện.
[…]
Cảm hứng cạnh tranh
Sau khi mổ xẻ mẫu Tesla Model Y, Toyota giờ đây đã được truyền cảm hứng và quyết định tìm phương án cho mình. Vị CEO sắp tới, ông Koji Sato, chưa đặt ra bất kỳ mục tiêu nào cho sản xuất và bán xe điện, hiện tại vẫn đang theo chỉ tiêu ông Akio Toyoda đặt ra là 3,5 triệu chiếc vào năm 2030.
Tuy nhiên, con số này có thể sẽ thay đổi. Khi ông Koji Sato đang hoàn thiện đội quản lý của mình, Toyota đã và đang nghiên cứu để cho ra một nền tảng xe điện mới mà sẽ đi vào sản xuất từ năm 2026.
Đã có nhiều trích dẫn về lời thừa nhận thua kém của các vị giám đốc và kỹ sư Toyota giấu tên, ông Koji Sato thì không ngại mà nhận định thẳng thắn về cách tiếp cận của Toyota với xe điện: “Để tạo ra những mẫu xe điện hấp dẫn hơn, chúng tôi phải gọt giũa cấu trúc của một chiếc xe, và – với tư duy ưu tiên xe điện – chúng tôi cần phải thay đổi toàn diện cách làm, từ sản xuất, bán hàng đến dịch vụ.”
Thay đổi toàn diện nghe có vẻ là một vấn đề lớn với nhiều nhà cung cấp và hệ thống nhà phân phối, những người đã sống rất tốt khi là một phần quan trọng với Toyota. Còn trong thực tế, có thể sẽ có khó khăn.
Tesla ứng dụng Giga Press trên Tesla Model Y, rút gọn số lượng chi tiết trên xe, đồng thời giảm chi phí và trọng lượng xe.
Mối lo về một chiếc xe được sản xuất quá tốt của Tesla hóa ra lại là một món quà dành cho ông Koji Sato.
Toyota đã rất thành công trong thời gian quá lâu, đến nỗi mà các lãnh đạo của Toyota phải tạo ra những khủng hoảng nội bộ để tránh rơi vào giấc ngủ chiến thắng. Giờ đây, ông Koji Sato đã có một khủng hoảng thực, có thể sẽ mang đến cho cấp dưới của mình.
Những người ủng hộ xe điện cực đoan luôn phản đối bất kỳ công ty nào tiếp tục phát triển hoặc sản xuất xe có sử dụng động cơ đốt trong, chỉ trích Toyota với lập luận đều rất phiến diện trong óc phân tích về cả ngành, nhưng họ có thể sẽ cảm thấy hài lòng với định hướng mới của ông Koji Sato.
Sau cùng, nếu Toyota đã “hết mình” hơn với xe điện, có thể họ đã có một nền tảng chuyên biệt cho xe điện, và đã có một khu sản xuất riêng. Nhưng vấn đề là thế này: Chuyển đổi sang xe điện – và cùng lúc phải tranh đấu với Tesla – là một ván bài rất rất dài.
Ông Koji Sato ngầm hiểu rằng Toyota sẽ đi sau Tesla trong hiệu quả sản xuất xe điện, ít nhất cho tới năm 2026. Nhưng kỳ thực thì để làm đúng sẽ mất nhiều công sức hơn là làm ngay vào lúc này.
Ở thuở bình minh của ngành xe điện, nguyên liệu làm pin, năng lực tinh chế, nhà máy sản xuất pin và đóng pack pin, trạm sạc, năng lượng tái tạo, và cơ sở tái chế đều chưa phát triển đủ. Có lẽ sẽ phải tới năm 2030 hoặc du di thêm 5 năm để mọi thứ thành hình.
Chặng đường còn dài
Cỗ máy Giga Press khổng lồ của Tesla là thứ khiến các hãng xe phải ganh tị.
Với sự giúp sức của Toyota, Daimler và nhiều hãng khác, Tesla, người tiên phong trên con đường xe điện, đã vượt xa trong toàn bộ các vấn đề liên quan. CEO Elon Musk tuần trước phát biểu rằng Tesla đang nỗ lực để có nền tảng xe điện tiếp theo với chi phí sản xuất bằng một nửa, và điều này đã khiến các kỹ sư tại Toyota lặng thinh.
Đây là một sự thật rất khó chấp nhận với một số người tại vài nhà sản xuất khi đã từng thấy những chiếc Tesla đời đầu hư hỏng, giao đến tay khách hàng với tấm cửa lắp lệch. Tỷ phú Elon Musk từ lâu đã luôn nói về sản xuất ra “những chiếc máy mà tạo ra những chiếc máy” [The machine that builds the machine, ý nói về việc nâng cao mức độ tự động hóa trong sản xuất xe], nhưng mục tiêu tự động hóa cao thì cũng giống như giấc mơ về xe tự hành: Quyển kinh với những kẻ sùng đạo, mớ giấy lộn với những người đa nghi.
Từ những gì lộ lọt ra, Ford có vẻ cũng đã thức tỉnh trước thực tại của năng lực của Tesla, tương tự như những gì Toyota đã trải qua, nhiều khả năng CEO Jim Farley đã thúc giục phải thay đổi.
General Motors có vẻ không gặp tình cảnh tương tự, bởi họ có vẻ rất tự tin vào nền tảng Ultium và các lĩnh vực phụ trợ – từ khai thác lithium cho đến tái chế pin.
Nhưng tất cả mọi người trong ngành xe nên chú ý đến cảnh báo của Toyota: Thành công của Tesla không phải một sản phẩm của truyền thông. Tất cả những ai đang muốn cạnh tranh với Tesla cần nghĩ lại về những gì họ nghĩ là họ biết.
Nguồn : Source link