Những thói quen xấu lái xe cần tránh
Đỗ xe trong khu vực cấm
Trên thực tế, dù hầu hết các khu vực cấm đỗ chẳng hạn như chỗ đỗ xe cho người khuyết tật, khu vực sạc xe điện, vỉa hè, lề đường được giám sát khá chặt chẽ, các tài xế vẫn tiếp tục để xe ở những nơi đó. Khi bị lực lượng chức năng phát hiện, chủ sở hữu sẽ chịu mức phạt nặng. Vì vậy, dù chỉ để xe chỉ trong 5 phút hoặc ít hơn, tốt nhất chúng ta nên đưa xe về khu vực cho phép đỗ xe.
“Tạt đầu” xe
Khi đang vội, người điều khiển ô tô thường ước rằng con đường sẽ hoàn toàn thông thoáng để có thể tăng tốc. Nhưng điều này hiếm khi xảy ra, do đó, một số tài xế thường len lỏi giữa các làn đường, ngang nhiên “tạt đầu” các phương tiện khác. Nếu thực hiện hành vi này, chúng ta sẽ có nguy cơ bị đâm từ phía sau hoặc chính bạn tự va chạm với xe phía trước. Do đó, đừng đặt bản thân vào những tình huống kể trên.
Không xem xét điểm mù khi lái xe
Không quan sát điểm mù khi lái xe sẽ khiến người lái ô tô và những người xung quanh gặp phải nguy hiểm. Một số tài xế có thói quen này sẽ trở nên bất cẩn hơn khi muốn chuyển làn, khiến mọi tài xế khác lo lắng, mất tập trung hoặc thậm chí là gây ra những va chạm nghiêm trọng. Do đó, người điều khiển nên quan sát gương chiếu hậu để phát hiện các phương tiện khác cùng đi trên đường.
Lái xe “nối đuôi” nhau
Các phương tiện bám sát nhau luôn tạo nên trải nghiệm lái khó chịu. Người lái xe phía trước sẽ rất hoang mang vì người phía sau có thể đâm mạnh nếu họ phanh gấp. Ngược lại, tài xế phía sau cũng cảm thấy bức bối vì anh ta có thể đi nhanh hơn. Để tránh khỏi việc này, các tài xế cần phải đảm bảo khoảng cách an toàn, ra tín hiệu khi muốn vượt xe phía trước. Lưu ý, một số cung đường nghiêm cấm phương tiện vượt nhau nên chúng ta cần quan sát cẩn trọng biển báo giao thông khi lái xe.
Không sử dụng đèn tín hiệu khi rẽ
Để các phương tiện phía sau nhận biết được bạn chuẩn bị rẽ trái hay phải, tài xế cần bật đèn tín hiệu xi nhan. Một số người lái thường quên bước này, khiến xe phía sau gặp phải tình huống bất ngờ, dẫn đến va chạm không đáng có.
Chạy xe quá tốc độ cho phép
Lái xe vượt quá tốc độ cho phép là một trong những lý do lớn nhất khiến tai nạn xe hơi xảy ra. Do đó, tài xế cần phải tuân thủ giới hạn tốc độ để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Tăng tốc khi gặp đèn vàng
Nếu tăng tốc khi đèn tín hiệu giao thông chuyển vàng, chủ sở hữu sẽ chặn đường của những ai đang đi đèn xanh ở làn đối diện. Đây là một thói quen xấu vì có thể dẫn đến các vụ va chạm nghiêm trọng. Vì vậy, khi gặp đèn vàng, tài xế nên chủ động giảm tốc độ để chuẩn bị dừng đèn đỏ.
Sử dụng điện thoại khi đang lái xe
Theo Điểm i Khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển xe ô tô trong khi nghe điện thoại có thể bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Với quy định xử phạt nêu trên, các “bác tài” nên chú ý tới việc sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Hành vi này còn có thể khiến chúng ta mất tập trung khi điều khiển phương tiện, dẫn đến nguy cơ gây ra các vụ tai nạn.
Không để thẳng lái khi đỗ xe
Một số tài xế thường vội vàng trong quá trình đỗ xe, sau khi hoàn thành đỗ xe song song hoặc “vào chuồng”, họ không trả thẳng vô lăng về vị trí chính xác. Nếu điều này diễn ra liên tục, hệ thống lái sẽ bị ảnh hưởng.
Ngồi sát vô lăng
Đây là một trong những sai lầm rất nguy hiểm vì ngồi với khoảng cách quá gần vô lăng, tài xế sẽ có nguy cơ bị thương nặng nếu không may xảy ra sự cố giao thông. Ngoài ra, vị trí ngồi không phù hợp cũng khiến tư thế lái xe không chính xác, dẫn đến giảm khả năng điều khiển phương tiện. Vì vậy, nhiều tay lái có kinh nghiệm thường ước tính rằng khoảng cách từ ngực tới tâm vô lăng cần duy trì tối thiểu ở mức 30,5 cm.
Bỏ qua các đèn báo trên bảng táp lô
Khi xuất hiện một loại đèn báo trên cụm đồng hồ, ô tô chắc hẳn đang gặp một vấn đề nào đó. Đặc biệt, tình huống này hay xảy ra trong trường hợp tài xế quên không hạ phanh tay. Nếu không hiểu rõ ý nghĩa của các đèn báo hiệu, chủ sở hữu có thể tra cứu trực tuyến hoặc cẩm nang hướng dẫn sử dụng ô tô. Một số đèn báo cần chú ý bao gồm dầu phanh, nước làm mát, lọc gió, dầu động cơ, nhắc lịch bảo hành.
Đỗ xe kênh bánh
Xe hơi được chế tạo với các bộ phận dàn đều trọng lượng lên cả 4 bánh xe. Nếu tài xế đỗ xe kênh bánh thì sẽ có hai bánh phải chịu lực lớn hơn hai bánh còn lại. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới đến hệ thống treo, thước lái và giảm tuổi thọ của lốp xe.
Nguồn : Source link