Cơ quan Mỹ siết chặt quy định xe cộ nhưng VinFast, Tesla có thể “ăn trắng” nhiều triệu USD
Cơ quan An toàn Cao tốc Quốc gia Mỹ NHTSA vừa đưa ra thông báo về việc tái áp đặt mức tăng phí phạt các nhà sản xuất xe mà không đáp ứng được yêu cầu khí thải CAFE mà nước này đã đưa ra từ gần 50 năm trước. Được biết, dưới thời ông Donald Trump thì quy định này đã phải dừng lại.
NHTSA cho biết rằng quyết định này “sẽ tăng trách nhiệm với các hãng xe phạm quy. Sau 60 ngày kể từ ngày ra thông báo, các quyết định xử phạt sẽ có hiệu lực.”
Vào năm 2019, đã có ước tính rằng sẽ chính phủ sẽ thu về nhiều hơn các nhà sản xuất bị phạt, nhưng hoạt động này đã không được thực hiện với các mẫu xe được sản xuất từ 2019 đến 2021.
Ford từng gây nhiều tranh luận khi sử dụng động cơ tăng áp dung tích nhỏ trên dòng xe cơ bắp vốn nổi tiếng với động cơ dung tích lớn.
Với quy định này, các hãng xe sẽ cần xem xem liệu mẫu xe của mình có vượt ngưỡng xả thải theo quy chuẩn với từng dòng xe hay không. Nếu có thì mức tính giờ đây đã tăng, từ 5,5 USD đến 14 USD cho mỗi 0,1 MPG (MPG: Dặm di chuyển mỗi gallon xăng – đơn vị đo lượng tiêu thụ nhiên liệu; số MPG càng to thì càng tiết kiệm nhiên liệu) mà mẫu xe vượt qua tiêu chuẩn, sau đó sẽ nhân với số lượng mẫu xe được bán ra.
Thay đổi về mức phạt đáng lý ra đã phải tính thêm lạm phạt nhưng thực tế thì trong suốt gần 50 năm qua, mức phạt này mới chỉ tăng 1 lần. Trong năm 2022 này, mức phạt dự kiến sẽ tăng lên đến 15 USD; dẫu vậy thì con số này vẫn còn “nhẹ nhàng” so với lạm phát.
Theo US Inflation Calculator (đồng hồ đo tỷ lệ lạm phát), một vật phẩm có giá 5 USD vào năm 1975 giờ đã có giá tới 26,37 USD vào năm 2022. Tất nhiên, các hãng xe vẫn thường xuyên phản đối quy định này, cho rằng số tiền phạt này đã có thể được sử dụng để phát triển thêm các mẫu xe điện, thay vì phải đi vào kho bạc nhà nước. Tuy nhiên cũng cần nhắc tới kế hoạch chi 7,5 tỷ USD của Nhà Trắng nhằm nâng số lượng cổng sạc xe điện công cộng từ khoảng 40.000 cổng tới 500.000 cổng.
Stellantis (hãng mẹ của khoảng 14 thương hiệu xe, bao gồm Dodge và Chrysler) có thể sẽ phải trả khoản tiền phạt lên tới gần 600 triệu USD.
Theo ước tính riêng với các mẫu xe năm 2019, NHTSA các hãng xe sẽ bị phạt khoảng 294 triệu USD theo mức phạt mới, thay vì con số 115,4 triệu USD ở mức cũ.
Một ước tính khác cho thấy rằng Stellantis sẽ là một trong những hãng xe có mức chi trả lớn, có thể lên tới khoảng 572 triệu USD khi tính tổng toàn bộ các mức phạt. Nói về việc bị xử phạt, Stellantis cho biết rằng hãng “muốn trao đổi thêm với cơ quan quản lý và Quốc hội về việc sử dụng số tiền mà hãng phải chi trả để củng cố thêm đầu tư vào công nghệ và cơ sở vật chất phục vụ hệ thống xe điện vốn nghèo nàn tại Mỹ”.
CƠ HỘI LỚN CHO NHÀ SẢN XUẤT XE ĐIỆN
Với việc tiếp tục áp đặt mức tăng xử phạt, Tesla và các hãng sản xuất xe điện tại Mỹ (bao gồm cả VinFast khi nhà máy của hãng đi vào hoạt động) sẽ hưởng lợi lớn khi các tín chỉ cácbon của họ sẽ có giá hơn khi bán cho các nhà sản xuất không đáp ứng được yêu cầu xả thải.
Hiểu một cách đơn giản, mỗi năm thì các nhà sản xuất xe được giao cho một lượng tín chỉ nhất định. Với vai trò là một nhà sản xuất xe thuần điện thì Tesla gần như chẳng dùng tới một tín chỉ nào, hoàn toàn có thể bán cho các nhà sản xuất vượt quy định của chính phủ. Khoản thu nhập từ việc bán tín chỉ cácbon này có tỷ suất lợi nhuận gần như 100%, vì không phải bỏ “vốn” nhưng vẫn có thể bán ra được.
Trong năm 2020, riêng khoản lợi nhuận từ việc bán tín chỉ cácbon đã mang về cho Tesla số tiền lên tới 1 tỷ 580 triệu USD. Theo biểu đồ trên thì mức lợi nhuận từ bán tín chỉ cácbon có vẻ tăng, nhưng thực tế có lẽ sẽ không như vậy khi các nhà sản xuất xe khác ngày càng có nhiều mẫu xe điện hơn, các hãng xe điện khác cũng đã tham gia nhiều hơn vào thị trường. Tuy vậy, thu nhập từ việc bán tín chỉ cácbon này sẽ là không nhỏ với các nhà sản xuất xe điện như Tesla, VinFast.
Nguồn : Source link