Chưa đủ đã nhưng hợp nhu cầu
Để trải nghiệm hết những ưu nhược điểm của một chiếc xe, vận hành hàng ngày thôi là chưa đủ, người dùng cần có những chuyến đi thử thách bản lĩnh của “vợ hai”. Trong đó, xuyên Việt dài ngày là bài thử chất lượng nhất mà qua đó, chủ nhân sẽ khám phá chiếc xe của mình và có những trải nghiệm thú vị.
Anh Trần Hải (41 tuổi), Tổng Giám đốc của một công ty kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản tại TP.HCM vừa có chuyến xuyên Việt để thử thách khả năng vận hành của Mitsubishi Pajero Sport 2020. Anh mua bản cao cấp nhất, nhận xe ngày 30/1 trước khi bắt đầu chuyến hành trình xuyên Việt từ ngày 5/2 với tổng quãng đường 5.300 km.
Đoàn có tổng cộng 3 xe, một chiếc Mercedes-Benz GLK 250 đời 2015 và hai chiếc Mitsubishi Pajero Sport đời mới. Xe của anh Hải màu đen, còn chiếc Pajero Sport của bạn anh màu trắng. Thời điểm bắt đầu chuyến hành trình, xe anh Hải mới lăn bánh 280km, và xe bạn anh là 500 km.
Trước đây tôi sử dụng xe 5 chỗ. Sau này muốn đến những nơi xa hơn, đẹp hơn, nên cảm thấy chiếc xe cũ không còn đủ rộng, bị hạn chế vì sử dụng hệ dẫn động cầu trước. Lúc mua xe, yếu tố đầu tiên tôi đặt ra là hệ dẫn động hai cầu. Tôi không cân nhắc tới xe bán tải, bởi đi trong phố, gặp gỡ đối tác, khách hàng không phù hợp, nên chỉ tham khảo dòng SUV 7 chỗ. Quyết định cuối cùng là chiếc Mitsubishi Pajero bản “full”.
Tôi đã chạy thử nhiều xe ở đại lý. Đầu tiên là Nissan Terra V, rồi Hyundai Santa Fe Dầu Cao cấp, Ford Everest và cả Chevrolet Trailblazer. Năm ngoái, tôi đi miền Trung tham gia chương trình cứu trợ cũng có dịp chạy chiếc Ford Ranger Wildtrak bản 2.0L Bi-Turbo và bản 3.2L. Bạn tôi có Ford Everest nên đã trải nghiệm qua. Tôi cũng từng sở hữu Ford EcoSport, Toyota Hilux, Suzuki Vitara. Nhưng khi chạy chiếc Mitsubishi Pajero Sport thấy vượt trội hơn rất nhiều so với những mẫu xe tôi từng sử dụng và chạy thử.
Thật ra, lúc mua xe, vợ tôi thích kiểu dáng Ford Everest. Nhà tôi từng sử dụng xe Ford rồi nên cũng yêu thương hiệu này. Nhưng để đi xa, đi xuyên Việt mà nghe đến lỗi chảy dầu, lỗi hộp số không yên tâm. Tôi biết không phải xe nào cũng lỗi, nhưng rủi ro lại rơi vào mình thì rất phiền.
Mục đích đổi xe SUV 7 chỗ của tôi là để đi xuyên Việt. Kế hoạch có từ năm trước, nhưng nhà có con nhỏ nên năm nay mới đi được, đồng thời bạn bè cũng sắp xếp được thời gian. Đoàn bắt đầu xuất phát từ 6 giờ sáng 24 Tết. Kế hoạch là đi vòng đường Hồ Chí Minh, tới Hà Nội, vòng lên Lào Cai, Mù Cang Chải, Sapa, Cao Bằng rồi quay về Ninh Bình, đi về TP.HCM dọc theo đường biển.
Ngày đầu tiên, đoàn đi một mạch từ TP.HCM lên tới gần TP. Gia Lai lúc 11 giờ đêm. Tôi đi đường dài nhiều rồi, nhưng anh em trong đoàn chưa quen đi đường xa nên mắt không quen đi đêm nên phải nghỉ, dù đèn đóm ở mức đủ dùng. Ngày thứ 2 áp lực hơn, phải chạy ra tới Quảng Trị.
Đáng nhớ nhất là vừa hết đèo Lò Xo, còn 150km đường nữa tới đường Hồ Chí Minh, lúc đó là 6 giờ tối, tôi và anh em trong đoàn quyết định đi tiếp. Đường tối thui, hai bên là rừng, vừa mưa, vừa sương, ai cũng mệt mà không dám nghỉ. Tôi quyết định chuyển sang chế độ hai cầu để chạy thì mới nhận ra sự khác biệt hoàn toàn. Xe mạnh hơn, bám đường tốt hơn, nhất là mỗi khúc cua.
Trong chuyến đi dài thế này, cân bằng điện tử cho thấy giá trị thực sự. Tôi từng chạy Ford EcoSport, Toyota Innova, Toyota Hilux rồi. Thực sự là mấy xe đó thua xa. Cân bằng điện tử của Mitsubishi Pajero Sport hoạt động tốt. Cân bằng điện tử của Ford EcoSport cũng ổn, nhưng Pajero Sport ngon hơn một bậc dù gầm cao hơn.
Sau hai ngày đầu tiên, tôi đã hiểu và cảm nhận được sự an toàn của chiếc xe nên rất tự tin để ôm cua. Lúc đầu, có những đoạn xe làm vợ chồng giật mình vì tôi hay lấy sang phải một chút để ôm cua cho rộng, thì lan can bên đường khiến cảm biến nhận ra đó là vật cản và xe tự phanh. Vợ mới hỏi xe gì kỳ vậy, nhưng tôi nói không, đó là vì phanh tự động, trên bảng đồng hồ hiện chữ “Brake”. Một vài lần như vậy thì thấy xe này an toàn, chứ những chiếc xe trước đâu có tính năng này đâu. Đó là cái mà tôi thấy đáng tiền.
Hơn nữa, vợ tôi hay say xe nên rất sợ xe gầm cao chông chênh. Nhưng đi dài như vậy vẫn thấy khỏe re, nói xe này đi thích, qua ổ gà êm, không thấy say.
Có một tính năng khác nữa giúp ích rất nhiều khi đi xa, đó là ga tự động thích ứng. Đường bình thường mà rộng tôi cài 60 km/h, cứ gặp xe nào đi trước hơi chậm là xe tự rà phanh để giữ khoảng cách, tôi cứ ngồi nhàn nhã nghỉ cái chân.
Vào cao tốc, tôi nói thật, lái xe mà buồn ngủ luôn vì chân nhàn quá. Cứ 120km/h đều đều, gặp phương tiện phía trước thì xe tự giảm tốc độ, rồi khi lách ra, nó thấy đường trống lại lao lên tốc độ cài đặt sẵn. Xe tăng tốc hơi hỗn. Vợ tôi đầu tiên mất hồn, vì vừa né xe phía trước, nó thấy trống tăng tốc rất nhanh, lên cái vèo, người dính vô ghế.
Nhưng tính năng này hay một cái, kể cả xuống dốc, 120 km/h vẫn là 120 km/h, trong ghi xe khác cài 120 km/h khi đổ dốc sẽ nhích lên 123-124 km/h, rất dễ bị bắn tốc độ. Một lần tôi có thấy tốc độ lên 121 km/h, nhưng chỉ được chút là xe tự rà phanh. Nói chung đi hành trình suốt 2 tuần, chân phải đỡ mệt hơn rất nhiều nhờ tính năng ga tự động thích ứng.
Với động cơ MIVEC 2.4L chỉ cần chạy một cầu là đủ mạnh rồi. Khoang hành lý chứa kín đồ đạc, trong đó có nhiều đồ nặng, như thùng đá 60 lít, lều, ghế, rồi áo quần, balo, chân máy ảnh, xe điện cân bằng, hai thùng đồ tiện lợi… Đồ đạc nhiều đến nỗi phải gập cả hàng ghế thứ hai, cho nên có thể nói là đi “full” tải mà để một cầu xe vẫn chạy tốt, đi đèo được. Thường thường đi đường dài, xe 7 chỗ thường chở 4-5 người thôi vì khoang sau còn phải chứa đồ. Xe tôi chở nhiều đồ như vậy mà không quá ì ạch.
Nếu so với Ford Ranger Wildtrak tăng áp 2.0L và 3.2L, Mitsubishi Pajero Sport bốc hơn. Vượt xe khác trên đèo khá là tự tin, xin vượt rồi đạp ga cái là lên, ít độ trễ. Nếu muốn khỏe hơn cứ chuyển sang hai cầu, vừa bám đường, vừa khỏe hơn, nhưng ngược lại là hao dầu hơn nên tôi nghĩ không cần thiết.
Chứng minh luôn, xe của bạn tôi đi hai cầu, tôi đi một cầu. Đến cùng địa điểm, xe của tôi còn 6 nấc dầu, còn xe anh bạn chỉ còn 2 nấc dầu. Cái nào cũng có cái giá của nó.
Tôi đã thử cầm xe ra bãi biển chạy rồi. Chỉ chọn chế độ 4HLc, không cần đến khóa vi sai cầu sau gì cao siêu cả. Tôi thấy có 4 chế độ địa hình, Sỏi, Bùn, Cát và Đá, xe tự tùy biến luôn. Nhưng chạy cát ở bãi biển dễ, tôi chưa thử ở những nơi khó như các đồi cát ở Bình Thuận,… Ai chạy chuyên sâu thì có thể xì hơi bánh xe để đi đường cát tốt hơn.
Trước khi đi, tôi đã lên trước một kế hoạch. Đi đường nào, về đường nào, điểm dự kiến, viết ra hết. Có lịch trình cụ thể thì anh em mới có động lực để đi. Về công tác chuẩn bị, tôi ghi ra 20 món phải có. Quần áo, đồ cá nhân là chuyện riêng rồi, còn 20 món cần mang đi như thuốc đau bụng, thuốc đau đầu, thuốc tiêu hóa, dầu thoa, dầu bóp chân vì chạy đường xa hay gặp tình trạng mỏi gối, căng bắp chân, đặc biệt là bàn chân.
Kế tiếp là nước tăng lực. Nguyên tắc của tôi là cứ chạy 2 tiếng là dừng nghỉ một lần, lúc đó có thể uống nước tăng lực cho hồi sức. Xe có một cái hay là có thể cài đặt 2 tiếng nhắc nhở uống cà phê, nên tôi chứ chạy thôi, khi nào đồng hồ báo lên thì tìm cây xăng để nghỉ.
Trong xe cũng nên có sẵn đồ ăn lạnh, đóng hộp, để phòng trường hợp không có chỗ ở, phải dựng lều để nghỉ ngơi, ăn uống. Cái cuối tôi lưu ý với anh em là tiền (cười). Cái này nghe có vẻ là đương nhiên, nhưng đi đường dài phải dự trù nhiều một chút. Sau khi tính toán các khoản tôi thấy mang theo khoảng 40 triệu đồng là thoải mái ăn uống, nghỉ ngơi, xăng xe. Cuối hành trình, tôi tính ra xe hết 5,8 triệu đồng tiền dầu, phí cầu đường 1,75 triệu đồng.
Tôi cũng đăng ký thẻ ePass để tiết kiệm thời gian qua trạm thu phí, và hạn chế tiếp xúc với người ngoài đề phòng dịch bệnh. Về xe thì trước khi đi kiểm tra lại một lần. Trên xe luôn có sẵn dụng cụ hỗ trợ như bơm điện, dây cáp, đồ vá xe, kích bình…
Nói về khả năng đi phố phải kể lại một chút về chuyến hành trình. Lúc ở Mù Cang Chải, tôi có dẫn anh em lên một khu ngắm ruộng bậc thang trên đỉnh núi. Đây là điểm check-in rất đẹp. Tuy nhiên đường lên rất hẹp, đường thì toàn đất đỏ, nhầy nhầy và dốc, chạy mãi mấy cây số không thấy tới, chẳng có một chỗ quay đầu. Cuối cùng thì tôi có hỏi một người dân bản địa thì lên tới đỉnh có chỗ trống, nhưng rất nhỏ và hẹp.
Lúc đó mới thấy camera 360 và góc đánh lái rộng của Mitsubishi Pajero Sport phát huy tác dụng. Đoạn đó nếu là xe bán tải chắc không thể quay đầu được, còn Pajero Sport giải quyết được. Thông thường, xe lớn phải 2 nhịp mới có thể quay đầu, còn Pajero Sport chỉ cần lấy rộng cua một chút là qua phía bên kia đường. Ở TP.HCM mà, quay đầu mà gây kẹt xe chút thế nào cũng bị nói.
Có một cái hay cũng là một cái phiền nếu như chủ xe không hiểu, đó là tính năng phanh tự động. Thỉnh thoảng tôi có việc đi vào nội đô, từng gặp trường hợp tôi tăng tốc lên, nhưng radar phát hiện nguy hiểm, nó sẽ can thiệp hệ thống không cho tăng tốc đột ngột. Nếu quá gần xe phía trước, xe cũng tự phanh lại.
Nhiều người bảo tắt tính năng đó cho đỡ phiền, nhưng tôi nghĩ không nên, vì nó giúp tránh rủi ro trong trường hợp lỡ chân, hoặc đang nghe nhạc, nhìn ngó xung quanh mất tập trung.
Cách âm mặt đường của xe rất tốt, chỉ hơi ồn lúc đạp thốc ga, tiếng động cơ dội từ khoang máy thôi. Nhiều người ngồi xe tôi đều đánh giá êm, không ồn, cách âm tốt, chạy 60-80 km/h rất vọt. Camera 360 lợi hại những lúc đậu xe. Tôi lái xe không giỏi, nhưng nhờ nó mà nhiều lần đậu xe thấy nể bản thân luôn (cười).
Camera phía trước chỉ hoạt động dưới 10km/h, chạy hơn là nó tắt. Tôi hiểu tính năng này chỉ để hỗ trợ đậu xe, hoặc tránh cho mình phân tâm khi lái xe hàng ngày, nhưng dưới 10 km/h thấp quá, cỡ 15 km/h là vừa. Nói vậy là bởi tính năng này có ích mỗi khi đi vào chợ. Mọi người ngồi bán hàng rất thấp, bấm còi thì rất ngại mà còn tội người ta phải nghe. Camera trước giống như con mắt phía trước đầu xe, giúp nhìn được toàn cảnh, dễ né mọi người hơn.
Suốt hành trình tôi sử dụng cả Android Auto và Apple CarPlay, bản thân tôi thích Apple CarPlay hơn. Âm thanh tạm được, vì đây cũng không phải chiếc xe toàn diện như các dòng xe cao cấp, hạng sang. Nếu muốn hay hơn thì có thể độ thêm.
Sài tính năng kết nối điện thoại rất hay, có thể xem lịch sử đi đâu, đóng/mở cửa, đậu xe chỗ nào, nhắc nhở chưa khóa xe. Ví dụ quên chìa khóa, mở xe bằng ứng dụng trên điện thoại cũng được. Trên đó cũng phân tích nhiều dữ liệu của xe, như tiêu tốn nhiên liệu như nào. Đây là điểm không có ở xe khác. Xe Nhật trước nay bị nói bảo thủ, nhưng Pajero Sport thì không.
Mở cốp rảnh tay thì xe này được cái là đá ở hai bên. Lúc mở ra thì không lùi lại giống như xe phải đá chân ở chính giữa. Độ nhạy so với xe Mercedes-Benz của người bạn thì thấy không bằng, nhưng nói chung tiền nào của nấy, nó cũng tiện dụng, nhất là khi xách những món đồ vợ dặn không được để xuống dưới đất.
Chính xác. Cái đầu tiên là cách âm khoang máy. Ford Everest và Hyundai Santa Fe đều dùng máy dầu nhưng tiếng động cơ lọt vào cabin rất ít. Bạn tôi đi xe này cũng xác nhận như vậy. Âm thanh động cơ cũng mang lại chút cảm giác thể thao, nhưng tôi nghĩ nhà sản xuất nên cải thiện điều này.
Thứ hai là vô-lăng sẽ phù hợp hơn với cánh đàn ông. Có thể xe địa hình, xe SUV, xe off-road dùng trợ lực dầu để cảm nhận mặt đường và mang lại đồ đầm tốt hơn, nhưng thiết nghĩ Mitsubishi nên tăng mức trợ lực để vô-lăng nhẹ hơn. Đàn ông lái thì có thể là không vấn đề, nhưng chiếc xe không phải mỗi tôi đi không, mà còn vợ tôi. Mà phụ nữ luôn muốn xe có vô-lăng nhẹ nhàng.
Đèn pha tạm ổn, nhưng nếu đi xuyên Việt thì phải độ lại đèn, tăng sáng lên cho an toàn. Khoảng cách từ đầu tới trần xe và khoảng rộng cần cải thiện một chút và tôi tin chắc rằng nếu Mitsubishi khắc phục được điều này thì thực sự chiếc xe rất bề thề, về độ đẽo thêm một chút là không thua xe 5-7 tỷ, vì có lợi thế sẵn về độ êm. Camera cũng nên cải thiện cho độ nét tốt hơn.
Đứa lớn nhà tôi nói xe này đẹp hơn và hiện đại hơn chiếc xe cũ. Còn vợ trước giờ yêu thương hiệu Ford, nhưng sau khi đi thử chiếc Mitsubishi Pajero Sport thì yêu ngay. Nói chung, gia đình tôi hài lòng với chiếc xe, cảm thấy đây là sự lựa chọn đúng đắn.
Nguồn : Source link